Home Blog

Sinh mổ mùa đông và những điều mẹ cần biết

0

Khác với những mẹ sinh vào mùa hè, sinh mổ mùa đông đòi hỏi mẹ cần phải lưu ý thêm thật nhiều điều. Chế độ sinh hoạt, ăn uống, kiêng cữ,… tất cả đều sẽ có sự khác biệt rất nhiều. Trong bài viết dưới đây, Coolmom sẽ tiết lộ phụ nữ sinh mổ mùa đông cần chú ý gì. Các mẹ cùng theo dõi bài viết nhé!

1. Giỏ đồ đi sinh mùa đông

Về cơ bản, giỏ đồ đi sinh mùa đông sẽ cần có thêm những đồ dùng giữ ấm cho cả mẹ và bé. Bởi sau sinh, cơ thể, sức khỏe của mẹ và bé đều nhạy cảm, vì vậy, việc giữ ấm là rất quan trọng.

  • Quần áo đi sinh. Hiện nay, tất cả các bệnh viện đều cung cấp quần áo phụ sản cho mẹ. Do vậy, các mẹ không cần chuẩn bị quá nhiều quần áo trong thời gian ở lại bệnh viện. Mẹ chỉ cần chuẩn bị 2 – 3 chiếc áo khoác để giữ ấm cơ thể.
Sau sinh mua dong co the me can duoc giu am dac biet hon 1
Sau sinh mùa đông, cơ thể mẹ cần được giữ ấm đặc biệt hơn
  • Quần áo trong. Sau sinh, mẹ nên sử dụng các loại quần trong cạp cao để tránh va chạm vào vết thương. Về phần áo ngực, mẹ nên sử dụng loại chuyên dụng, dành cho mẹ bỉm. Những loại áo này sẽ giúp mẹ dễ dàng, thuận tiện hơn khi cho em bé bú.
  • Ngoài quần áo, mẹ nên chuẩn bị thêm một số đồ dùng: dụng cụ vệ sinh cá nhân, băng vệ sinh, miếng lót thấm sữa,… Những đồ dùng này sẽ giúp mẹ thuận lợi hơn trong sinh hoạt tại bệnh viện.

Bên cạnh đồ dùng cho mẹ, những đồ dùng cho em bé là thứ không thể thiếu. Để giữ ấm cơ thể em bé vào mùa đông, mẹ nên chuẩn bị nhiều quần áo và khăn bông. Những đồ dùng cần mang khi đi sinh: tã lót, băng rốn, khăn sữa, rơ lưỡi, kem chống hăm, mũ, bao tay, bao chân, dụng cụ vệ sinh bình sữa…

Để phòng trường hợp sữa mẹ chưa về kịp sau sinh, mẹ nên chuẩn bị thêm lon sữa bột.

2. Phụ nữ sinh mổ mùa đông ăn quả gì?

Giai đoạn sau sinh mổ là thời điểm cơ thể mẹ thường mệt mỏi, khó chịu và đau đớn do ảnh hưởng của vết mổ. Trong khoảng thời gian này, việc có một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng là vô cùng quan trọng. Vì vậy, dưới đây, Coolmom sẽ nêu ra một số loại quả mẹ có thể ăn sau sinh mổ mùa đông.

2.1. Quả chuối tiêu

Sau sinh mổ, cơ thể mẹ đã mất đi một lượng máu nhất định. Vì vậy, việc bổ sung thực phẩm giàu chất sắt là rất quan trọng, đặc biệt đối với những mẹ nuôi con bằng sữa mẹ.

Ngoài sắt, quả chuối tiêu còn chứa hàm lượng kali dồi dào. Kali là khoáng chất cần thiết hỗ trợ hoạt động tim mạch, tăng cường lưu thông máu giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục sau sinh của mẹ.

Quả chuối tiêu giúp mẹ bổ sung sắt và kali
Quả chuối tiêu giúp mẹ bổ sung sắt và kali

2.2. Quả táo

Quả táo là nguồn cung cấp Canxi, sắt, folate, vitamin A & C dồi dào cho mẹ sau sinh và đang cho con bú.

Trong suốt thời kỳ mang thai, nồng độ sắt trong cơ thể mẹ giảm nhiều. Đặc biệt là trong quá trình sinh, mẹ mất đi một lượng máu nhất định. Chính vì vậy, sau khi sinh, việc bổ sung hàm lượng sắt là vô cùng quan trọng.

Tao va nuoc ep tao deu tot cho suc khoe sau sinh cua me
Táo và nước ép táo đều tốt cho sức khỏe sau sinh của mẹ

Canxi là thành phần chính có trong sữa mẹ, góp phần quan trọng trong sự phát triển toàn diện của em bé. Việc cơ thể mẹ thiếu canxi sẽ dẫn đến hệ thống xương của mẹ bị yếu, giảm lượng sữa tiết ra. Chính vì vậy, những dưỡng chất có trong táo là vô cùng cần thiết và quan trọng đối với mẹ.

Ngoài việc bổ sung những dưỡng chất, quả táo còn là một lựa chọn tuyệt vời nếu mẹ đang muốn xây dựng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh và giảm cân sau sinh.

2.3. Quả nho ngọt

Mỗi người mẹ sau sinh nhất định không được bỏ qua quả nho ngọt trong thực đơn của mình. Trong quả nho chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có ích cho cả mẹ và bé. Đơn giản kể đến là các loại vitamin C, B1, B2, canxi, photphat,… Những dưỡng chất này giúp sức đề kháng của cả mẹ và em bé được nâng cao. Hơn nữa còn giúp hệ thần kinh của em bé được phát triển tốt hơn.

Quả nho ngọt chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cả mẹ và bé
Quả nho ngọt chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cả mẹ và bé

3. Phụ nữ sinh mổ mùa đông uống nước gì?

Sau sinh mổ, cơ thể mẹ có nhiều sự thay đổi. Để đảm bảo sức khỏe và có nguồn sữa ổn định cho em bé, mẹ nên chú ý sử dụng một số loại nước sau:

3.1. Nước lọc ấm

Nước lọc ấm là loại nước không thể thiếu cho các mẹ sau sinh mổ, đặc biệt là các mẹ sinh mổ mùa đông. Sau sinh, mẹ cần uống đủ nước để giúp cơ thể ổn định huyết áp, duy trì thể tích máu,…

Sau sinh, mẹ nên uống từ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày. Mẹ nên chia đều thành nhiều lần uống để cơ thể có thể hấp thu tốt hơn. Ngoài ra, uống đủ nước còn có lợi cho quá trình kích thích tiết sữa, hỗ trợ hệ tiêu hóa và bài tiết độc tố ra khỏi cơ thể.

Moi ly nuoc loc am deu rat co loi cho suc khoe cua me
Mỗi ly nước lọc ấm đều rất có lợi cho sức khỏe của mẹ

3.2. Sữa ấm

Sau sinh, ngoài việc bổ sung nước lọc ấm, các mẹ thường lựa chọn sữa Ông Thọ như một thức uống không thể thiếu. Ngoài việc cải thiện sức khỏe, loại sữa này còn giúp mẹ có lượng sữa dồi dào hơn. Mỗi ngày, mẹ có thể uống từ 1 – 2 cốc sữa ấm và uống trước khi cho con bú 15 phút.

Sua Ong Tho giup me goi sua rat hieu qua
Sữa Ông Thọ giúp mẹ gọi sữa rất hiệu quả

3.3. Nước ép hoa quả và một số loại nước lá

Hầu hết các loại nước ép hoa quả đều nhận được sự yêu thích của các mẹ sau sinh. Các mẹ có thể lựa chọn một số loại quả mà Coolmom đã nhắc đến bên trên để chế biến thành nước ép.

Ngoài nước ép hoa quả, các mẹ có thể sử dụng một số loại nước lá. Đơn kể đến là nước lá mít, lá đinh lăng, lá chè vằng,… Các loại nước lá này có công dụng chính là tăng lượng điều tiết sữa mẹ.

Trong bài viết này, Coolmom đã đưa ra những điều cần chú ý đối với mẹ sinh mổ mùa đông. Hi vọng rằng mỗi người mẹ đều có sự chuẩn bị tốt nhất để chào đón thiên thần của mình chào đời. Coolmom chúc các mẹ đều sẽ được mẹ tròn con vuông!

Xem thêm: 7 loại thực phẩm phụ nữ sau sinh cần tránh

Phụ nữ sau sinh ăn trứng vịt được không?

0

Trứng vịt là món ăn phổ biến ở Việt Nam được nhiều người ưa chuộng vì có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, loại thức ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng này có phù hợp với những người mẹ sau sinh? Các mẹ cùng Coolmom đi tìm câu trả lời cho câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm nhất lúc này nhé: sau sinh ăn trứng vịt được không?

1. Giá trị dinh dưỡng của trứng vịt

Theo nghiên cứu từ các chuyên gia dinh dưỡng, trứng vịt có chứa một hàm lượng lớn chất dinh dưỡng. Tung bình, mỗi quả trứng vịt sẽ cung cấp cho cơ thể:

  • Lượng calo: 130
  • Tổng chất béo: 9,6 gram. Trong đó, chất béo bão hòa chiếm: 2,6 gram. Chất béo không bão hòa đa 0,9 gram và chất béo không bão hòa đơn chiếm: 4,6 gram.
  • Chất xơ: 0 gram 
  • Chất đạm (protein): 9 gram
  •  Tổng Carbohydrate (chất tinh bột đường): 1 gram
  • Natri: 102 mg
  • Cholesterol: 884 mg
  • Đường: 1 gram
  • Kali: 155 mg
  • Vitamin A đáp ứng được 9,4% nhu cầu vitamin A của cơ thể hằng ngày.
  • Canxi trong trứng vịt đáp ứng được 3,4% nhu cầu canxi mỗi ngày.
  • Lượng sắt trong trứng vịt cung cấp 15% lượng sắt cơ thể cần mỗi ngày.
Trung vit cung cap cho co the me nhieu chat dinh duong
Trứng vịt cung cấp cho cơ thể mẹ nhiều chất dinh dưỡng

2. Sau sinh ăn trứng vịt được không?

Với những thành phần dinh dưỡng kể trên, liệu rằng, phụ nữ sau sinh ăn trứng vịt được không? Câu trả lời là có, mẹ sau sinh có thể ăn trứng vịt bình thường. Chúng ta có thể kể đến một số tác dụng của trứng vịt đối với mẹ sau sinh như:

  • Bổ sung nhiều Calo, Protein và chất béo, giúp tăng cường năng lượng cho các hoạt động thường ngày của mẹ.
  • Lượng sắt dồi dào rất tốt cho máu, bù đắp lại lượng máu mà mẹ đã mất đi trong quá trình sinh con.
  • Chứa nhiều loại Vitamin, giúp mẹ giảm căng thẳng, mệt mỏi,…
  • Kết hợp ăn trứng vịt vùng gừng tươi và rau răm sẽ giúp cải thiện hiệu quả bệnh thiếu máu.
Trung vit la thuc an duoc nhieu me lua chon de boi bo sau sinh.
Trứng vịt là thức ăn được nhiều mẹ lựa chọn để bồi bổ sau sinh

3. Một số lưu ý khi ăn trứng vịt sau sinh

Mặc dù chứa nhiều chất dinh dưỡng, nhưng nếu không được sử dụng đúng cách, chúng sẽ gây ra những tác hại ngược lại đối với cơ thể mẹ. Cụ thể:

  • Trứng vịt có hàm lượng Cholesterol cao, nếu ăn thường xuyên sẽ khiến lượng Cholesterol trong cơ thể tăng cao, có hại cho máu.
  • Ăn nhiều trứng vịt có thể gây dư thừa Vitamin A, gây vàng da.
  • Trứng vịt có tính lạnh, ăn nhiều sẽ dễ dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu hoặc tiêu chảy.
An trung vit khong dung cach se gay anh hai cho suc khoe cua me 1
Ăn trứng vịt không đúng cách sẽ gây ảnh hại cho sức khỏe của mẹ

Chính vì một số nguyên nhân này, các mẹ cần có một chế độ dinh dưỡng sau sinh cụ thể. Để đảm bảo, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về vấn đề này. Bởi sau sinh, hệ tiêu hóa của mẹ rất nhạy cảm. Một chế độ ăn uống được thiết kế riêng cho mẹ là điều cần thiết.

4. Một số thực phẩm nên hạn chế khi cho con bú

Bên cạnh câu hỏi mẹ sau sinh ăn trứng vịt lộn được không, chắc chắn mẹ còn muốn biết thêm những loại thực phẩm nên hạn chế khi cho con bú. Bởi trong thời điểm cho con bú, những thực phẩm mà mẹ hấp thu vào cơ thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của con.

Dưới đây là một số thực phẩm mẹ nên hạn chế khi cho con bú:

  • Thức uống chứa Caffein. Thức uống này sẽ khiến em bé khó ngủ, quấy khóc.
  • Chocolate. Trong Chocolate có chứ Theobromine, đây là một chất kích thích có thể gây gián đoạn giấc ngủ của con.
Cafe va Chocolate la thuc pham me nen han che sau sinh
Cafe và Chocolate là thực phẩm mẹ nên hạn chế sau sinh
  • Các loại cá chứa nhiều thủy ngân. Đây là một lời khuyên được đưa ra từ các chuyên gia hàng đầu. Một số loại cá chứa nhiều thủy ngân kể đến như: cá kiếm, cá thu vua, cá ngừ,…

Với những kiến thức chia sẻ trên, Coolmom hi vọng rằng đã giúp các mẹ giải đáp thắc mắc sau sinh ăn trứng vịt được không. Đồng thời, giúp các mẹ hiểu rõ về những lợi ích và tác hại của trứng vịt đối với sức khỏe mẹ nếu ăn đúng cách và sai cách. Coolomom chúc các mẹ sẽ có một hành trình hồi phục sức khỏe sau sinh thật hoàn hảo nhé!

Xem thêm: Thực hư việc sau sinh ăn móng giò được không?

Lợi ích khi mẹ ăn rau ngót sau sinh mổ

0

Rau ngót là loại rau được trồng phổ biến ở Việt Nam. Vì bản chất dễ sống nên chúng được trồng suốt 4 mùa trong năm, nhiều nhất là vào mùa mưa. Được biết, rau ngót là loại rau được nhiều mẹ sau sinh sử dụng. Vậy ăn rau ngót sau sinh mổ đem lại những cụ thể nào? Các mẹ cùng Coolmom tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

1. Giá trị dinh dưỡng của rau ngót

Trong bữa ăn của gia đình Việt thường xuất hiện rau ngót. Mọi người thường sử dụng rau ngót để nấu canh thịt hoặc canh tôm, tạo ra một món ăn ngon. Nhưng về giá trị dinh dưỡng mà rau ngót mang lại thì rất ít người biết.

Theo nghiên cứu, 100g rau ngót sẽ cung cấp cho cơ thể: năng lượng 35 kcal; 5,3g protein; 3,4g glucid; 2,5g celluloza; canxi 169mg; sắt 2,7mg; magiê 123mg; mangan 2.400mg; phospho 65 mg; kali 457mg; natri 25mg; kẽm 0,94mg; đồng 190µg; vitamin C 185mg và vitamin A 6.650µg.

Lợi ích khi mẹ ăn rau ngót sau sinh mổ
Rau ngót là loại rau chứa nhiều giá trị dinh dưỡng

2. Lợi ích khi mẹ ăn rau ngót sau sinh mổ

Ăn rau ngót sau sinh mổ được không” là câu hỏi nhận được sự quan tâm của người làm mẹ. Với những giá trị dinh dưỡng của rau ngót mà Coolmom đã nêu trên, mẹ hoàn toàn có thể yên tâm về việc ăn rau ngót sau sinh mổ. Hơn thế, ăn rau ngót sau sinh mổ còn đem lại những lợi ích như:

  • Hỗ trợ nhanh hết sản dịch sau sinh. Rau ngót có tác dụng gây co bóp tử cung, hỗ trợ quá trình đẩy sản dịch sau sinh nhanh hơn.
meo nhanh het san dich sau sinh 1
Rau ngót là một trong những thực phẩm hỗ trợ nhanh hết sản dịch sau sinh
  • Tăng nguồn sữa mẹ. Với các chất dinh dưỡng kể trên, cùng với những tác động nội tiết các hợp chất hóa học sterol, ăn rau ngót sau sinh mổ sẽ giúp tăng nguồn sữa mẹ.
  • Giảm nguy cơ viêm nhiễm sau sinh. Trong rau ngót chứa một lượng đáng kể vitamin C, giúp điều chỉnh nồng độ cholesterol, hệ miễn dịch, giúp mẹ phòng, chống được nhiều bệnh lý sau sinh. Đặc biệt, lượng vitamin C trong rau ngót còn giúp cơ thể mẹ tổng hợp và sản xuất Collagen và vận chuyển chất béo. Ngoài ra, vitamin C còn đóng vai trò trong việc chữa lành các vết thương và cải thiện chức năng não, giúp mẹ có trí nhớ tốt hơn sau sinh.
Luong Vitamin C trong rau ngot giup me giam nguy co viem nhiem sau sinh
Lượng Vitamin C trong rau ngót giúp mẹ giảm nguy cơ viễm nhiễm sau sinh
  • Tăng cường khả năng miễn dịch. Bổ sung canxi trước và sau khi sinh là điều quan trọng đối với mỗi người mẹ. Nguồn canxi này sẽ giúp mẹ tránh mắc phải tình trạng cao huyết áp và các vấn đề liên quan đến xương khớp. Chính vì thế, lượng canxi nhất định có trong rau ngót là vô cùng cần thiết với mẹ sau sinh.
Nho he mien dich khoe manh me luon vui ve dong hanh cung con
Nhờ hệ miễn dịch khỏe mạnh, mẹ luôn vui vẻ đồng hành cùng con

3. Ăn rau ngót như thế nào để đảm bảo sức khỏe cho mẹ?

Sau sinh, bất kỳ thực phẩm nào mẹ hấp thu vào cơ thể đều cần được đảm bảo an toàn vệ sinh. Rau ngót không phải thực phẩm ngoại lệ. Những ngọn rau ngót tốt nhất là ngọn rau có lá màu xanh lá mạ, lá mỏng. Những ngọn rau có lá màu xanh sẫm thường là do được phun nhiều thuốc bảo vệ thực phẩm. Tránh chọn những ngọn có lá dày hoặc xoăn, hoặc có nhiều lá non. Những ngọn rau có lá không đều nhau, 1 số lá có thể bị sâu cắn thì chắc chắn đầy là ngọn rau sạch, không phun thuốc.

Trước khi chế biến rau ngót thành bất kỳ món ăn nào, mẹ cần lưu ý một số điều sau:

  • Rửa sạch lá rau, ngâm nước muối khoảng 15 – 20 phút.
  • Để nguyên lá, không vò nát lá vì như thế sẽ làm mất chất dinh dưỡng.
  • Nếu muốn rau chín nhanh và rau mềm hơn, trước khi nước sôi, mẹ có thể cho vào một ít muối, sau đó vò sơ qua lá ngót và cho vào nấu vừa chín.

Sau sinh mổ có nên ăn rau ngót? Câu trả lời là có. Ăn rau ngót rất tốt cho mẹ sau sinh nhưng nếu không biết ăn đúng cách ngược lại sẽ gây ra những tác dụng phụ. Mẹ chỉ nên ăn tối đa 50g rau ngót/ ngày; không ăn liên tục trong vòng 3 tháng và nấu chín rau trước khi ăn. Bởi vậy, các mẹ hãy luôn tìm hiểu thật kĩ và bất kỳ loại thực phẩm nào trước khi tiêu thụ chúng nhé!

Xem thêm: 7 loại thực phẩm phụ nữ sau sinh cần tránh

Sinh mổ bao lâu hết sản dịch? Dấu hiệu sản dịch bất thường

0

Sản dịch là hiện tượng sinh lý bình thường ở phụ nữ sau sinh. Tuy nhiên liệu sau sinh mổ bao lâu hết sản dịch? Những dấu hiệu bất thường của sản dịch là gì? Cách xử lý khi gặp sản dịch bất thường? Hãy để Coolmom đưa ra lời giải cho những băn khoăn đó của mẹ qua bài viết dưới đây.

Sản dịch là gì?

Sản dịch là dịch tiết từ trong âm đạo của phụ nữ sau khi sinh. Đây là hiện tượng vô cùng bình thường mà mọi phụ nữ sau khi sinh nở đều gặp phải. Sản dịch lúc đầu ra nhiều nhưng sau sẽ giảm dần và hết.

Hiện tượng sản dịch xuất hiện ở cả phụ nữ sinh thường và sinh mổ. Tùy mỗi mẹ bỉm mà sản dịch sẽ ra nhiều hoặc ra ít, ra dài ngày hoặc chỉ vài ngày là hết…

Sản dịch là gì? Sau sinh mổ bao lâu hết sản dịch?
Sản dịch là gì? Sau sinh mổ bao lâu hết sản dịch?

 Vì sao sau sinh lại có sản dịch?

Trước khi sinh, tử cung của mẹ bầu sẽ mở rộng để em bé có thể dễ dàng chui ra bên ngoài. Sau sinh, tử cung đó sẽ bước vào quá trình hồi phục. Niêm mạc tử cung đã hoại tử và xơ hóa sẽ bong ra lẫn với các cục máu đông nhỏ và chất nhầy để thoát ra ngoài. Đó chính là sản dịch sau sinh.

Sinh mổ bao lâu hết sản dịch?

Có một điều mà nhiều mẹ bỉm sữa quan tâm đó chính là sinh mổ bao lâu hết sản dịch. Về cơ bản, phụ nữ sinh mổ thường có ít sản dịch hơn so với các mẹ sinh thường. 

Quá trình tiết sản dịch ở các mẹ bỉm sinh mổ thường kéo dài từ 2 – 6 tuần. Khi này, tùy vào từng giai đoạn khác nhau mà sản dịch tiết ra cũng có sự khác biệt.

  • Trong 3 ngày đầu sau sinh mổ, sản dịch sẽ bao gồm máu loãng và các cục máu đông nhỏ có màu đỏ sẫm. Khi này, sản dịch ở các mẹ sau sinh sẽ ra khá nhiều.
  • Sau 1 tuần sau sinh, sản dịch sẽ có màu nâu hồng, vết bẩn trên miếng lót của sản phụ sẽ nhỏ và nhạt dần. Sản dịch khi này sẽ có thể xen lẫn thêm một ít cục máu đông với kích thước chỉ bằng quả nho khô hoặc bé hơn.
  • Sau 3 tuần sau tinh, sản dịch là dịch trong hoặc màu trắng với lượng bạch cầu và mô màng vỏ bị hoại tử lớn. Lúc này tử cung của mẹ bỉm sinh mổ sẽ trở lại về kích thước trước đây. Các cơn đau do co tử cung cũng giảm dần, thậm chí là hết.
  • Sau 6 tuần sau sinh, sản dịch có thể là màu nâu, hồng hoặc trắng vàng. Tần suất xuất hiện của sản dịch rất ít với số lượng nhỏ mỗi ngày. Đây cũng là giai đoạn cuối của quá trình xuất hiện sản dịch ở các mẹ bỉm sau sinh mổ.

Tương tự như kinh nguyệt, sản dịch sẽ ra nhiều hơn nếu mẹ bỉm di chuyển và đi lại. Vậy sau sinh mổ bao lâu hết sản dịch?

Thông thường sản dịch sẽ hết trong khoảng 20 ngày sau khi mẹ sinh mổ. Tuy nhiên có một số mẹ bỉm sẽ có sản dịch kéo dài lên tới 45 ngày. Sau đó, mẹ có thể xuất hiện tình trạng có một ít máu đỏ tươi chảy ra trong khoảng 1 tuần gọi là kinh non. Đây cũng là hiện tượng sinh lý vô cùng bình thường do niêm mạc tử cung của mẹ đã được phục hồi sớm.

sinh mo bao lau het san dich 2
Sinh mổ bao lâu hết sản dịch? Khoảng thời gian hết sản dịch có thể từ 20 – 45 ngày tùy theo cơ địa của từng mẹ

Những dấu hiệu sản dịch bất thường và cách xử lý

Trên đây các mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi sinh mổ bao lâu hết sản dịch. Tuy nhiên có 1 điều các mẹ cần nắm được thêm đó chính là những dấu hiệu bất thường của sản dịch sau sinh như sau:

  • Sản dịch tiết ra ngày càng tăng: Thông thường, sản dịch sẽ ra nhiều trong một vài ngày đầu và giảm dần trong những ngày tiếp theo rồi hết hẳn. Vậy nên nếu mẹ gặp tình trạng sản dịch tiết ra chỉ tăng mà không giảm, hãy đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và  điều trị kịp thời.
  • Sản dịch tiết ra có mùi lạ: Thông thường, sản dịch sẽ có mùi tanh tương tự như kinh nguyệt. Vậy nên nếu sản dịch của mẹ có mùi lạ hoặc mùi hôi, đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng tử cung. Khi này mẹ hãy thông báo cho bác sĩ ngay để có biện pháp can thiệp kịp thời.
  • Mẹ bỉm bị đau vùng chậu trong quá trình tiết sản dịch: Hiện tượng này có thể là do mẹ bị nhiễm trùng tiết niệu, táo bón hoặc thậm chí là nhiễm trùng tử cung. Để xử lý tình trạng sản dịch bất thường này, mẹ hãy uống nhiều nước và liên hệ bác sĩ ngay để được hỗ trợ.
Mẹ cần nắm được những dấu hiệu bất thường của sản dịch để có cách xử lý kịp thời
Mẹ cần nắm được những dấu hiệu bất thường của sản dịch để có cách xử lý kịp thời

Sinh mổ bao lâu hết sản dịch và cách nhanh hết sản dịch

Với những thông tin được cung cấp ở trên chắc các mẹ đã nắm được sinh mổ bao lâu hết sản dịch. Bên cạnh đó, các mẹ hoàn toàn có thể đẩy nhanh việc hết sản dịch, tránh nguy cơ ứ đọng sản dịch gây bất tiện, khó chịu.

Để nhanh hết sản dịch, các mẹ sau khi sinh mổ nên vận động nhẹ nhàng. Điều này sẽ giúp máu huyết lưu thông, khiến tử cung co bóp tốt hơn, đẩy sản dịch ra ngoài nhanh hơn. 

Không chỉ vậy, mẹ bỉm cũng nên thường xuyên cho con bú. Theo các chuyên gia chăm sóc mẹ và bé, các bác sĩ, việc cho con bú cũng là một cách vô cùng hiệu quả giúp tử cung co bóp nhiều, giúp sản dịch thoát ra ngoài nhanh.

Ngoài những phương pháp được nêu ở trên, các mẹ cũng có thể tham khảo một số kinh nghiệm dân gian được truyền lại như uống nước chè vằng, ăn canh rau ngót, ăn canh trứng đậu phụ… Những mẹo nhỏ này cũng sẽ giúp sản dịch được tống ra ngoài nhanh hơn, tránh ứ đọng trong cơ thể.

Mẹ có thể thực hiện các mẹo nhỏ trên đây để nhanh hết sản dịch
Mẹ có thể thực hiện các mẹo nhỏ trên đây để nhanh hết sản dịch

Trên đây là những thông tin liên quan tới câu hỏi sinh mổ bao lâu hết sản dịch. Các mẹ có thể theo dõi Coolmom thường xuyên để liên tục cập nhật những kiến thức mẹ và bé mới nhất, hữu ích nhất nhé.

>> Xem thêm: Hiện tượng thiếu canxi ở phụ nữ sau sinh: Dấu hiệu và 3 cách khắc phục hiệu quả

Sau sinh bao lâu thì bụng nhỏ lại?

0

Sau sinh, cơ thể bất kỳ người mẹ nào cũng cần có thời gian để hồi phục. Vùng 2 của mẹ sẽ không thể nào quay lại ngay lập tức như trước khi mang thai. Đó sẽ là cả một quá trình cần sự cố gắng và nỗ lực của mẹ. Vậy sau sinh bao lâu thì bụng nhỏ lại? Các mẹ cùng Coolmom tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

1. Tại sao vòng bụng vẫn to sau khi sinh?

Khi mang thai, cơ thể mẹ có sự thay đổi lớn để thích nghi với sự phát triển mỗi ngày của em bé. Sau khi sinh, mẹ dễ dàng nhận thấy cơ thể mình không có sự thay đổi nhiều so với lúc mang thai, đặc biệt là vòng 2. Vậy lý do ở đây là gì?

Trong thời kỳ mang thai, tử cung và các dây chằng, da và cơ xung quanh bụng của mẹ căng ra đáng kể. Và sau sinh, mẹ cần có thời gian để cơ thể hồi phục lại hoàn toàn như trước khi mang thai, đặc biệt là vùng bụng.

Tai sao vong bung van to sau khi sinh
Vòng bụng của mẹ sau sinh chưa thể quay trở lại như trước khi mang thai

Thời điểm sau khi sinh con, sự thay đổi nội tiết tố sẽ bắt đầu khiến tử cung của mẹ co dần lại. Ngoài ra, các tế bào trong cơ thể mẹ bị phình ra trong quá trình mang thai cũng sẽ bắt đầu tiết ra những chất lỏng thừa của chúng. Những chất lỏng này sẽ được loại bỏ qua nước tiểu, dịch tiết âm đạo và mồ hôi.

2. Sau sinh mổ bao lâu thì bụng nhỏ lại?

Lấy lại vòng bụng nhỏ gọn là mong ước của tất cả người mẹ sau sinh. Vậy, sau sinh mổ bao lâu thì bụng nhỏ lại bình thường?

Sau sinh, kiên nhẫn chính là chìa khóa để mẹ có thể làm được điều đó. Vòng bụng của mẹ đã mất 9 tháng liên tục thay đổi để bảo vệ em bé. Và chính vì thế, mẹ cũng sẽ mất ít nhất 9 tháng để vòng bụng dần nhỏ lại.

Sau sinh mo bao lau thi bung nho lai
Lấy lại vòng bụng nhỏ gọn là mong ước của tất cả người mẹ sau sinh

Ngoài ra, thời gian để vòng bụng nhỏ lại còn tùy thuộc vào một số yếu tố khác, bao gồm:

  • Kích thước vòng bụng của mẹ trước khi mang thai như thế nào.
  • Mẹ đã tăng bao nhiêu cân khi mang thai.
  • Chế độ sinh hoạt, tập thể dục của mẹ.
  • Gen di truyền và cơ địa cũng là một trong những nguyên nhân quyết định thời gian để bụng nhỏ lại của mẹ.

3. Cách lấy lại vòng bụng sau khi sinh

Để lấy lại vòng bụng sau sinh, cho con bú, tập thể dục và chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng chính là biện pháp tốt nhất cho mẹ.

Nếu mẹ cho con bú mỗi ngày, mẹ sẽ đốt cháy thêm khoảng 300 calo. Và tất nhiên lượng calo được đốt cháy này sẽ có những sai số khác nhau ở mỗi người mẹ. Tuy nhiên, nếu lượng calo mẹ nạp vào nhiều hơn mức tiêu thụ, chắc chắn mẹ sẽ tăng cân, ngay cả khi mẹ đang trong quá trình cho con bú. Việc cho con bú cũng kích hoạt các cơn co thắt giúp thu nhỏ tử cung của mẹ. Điều nay có thể giúp mẹ lấy lại vóc dáng nhanh hơn.

Vong bung sau sinh mo uoc cua moi nguoi lam me
Vòng bụng sau sinh mơ ước của mỗi người làm mẹ

Ngoài cho con bú, việc ăn uống lành mạnh kết hợp với tập thể dục nhẹ nhàng cũng sẽ giúp mẹ lấy lại vòng bụng và vóc dáng. Một số lưu ý dưới đây sẽ giúp mẹ đạt được mục đích và duy trì cân nặng hợp lý trong khoảng thời gian sau sinh này:

  • Luôn có một bữa sáng dinh dưỡng mỗi ngày.
  • Ăn ít nhất 5 phần trái cây và rau quả mỗi ngày.
  • Ăn nhiều loại thực phẩm giàu chất xơ như yến mạch, đậu, ngũ cốc và hạt.
  • Ăn nhẹ các loại thức phẩm giàu chất béo và đường cao như bánh quy, bánh ngọt.
  • Theo dõi khẩu phần ăn, số lượng ăn và giờ ăn một các nghiêm túc để có thể bổ sung hoặc bỏ bớt một số bữa ăn không cần thiết.

4. Mẹ có thể ăn kiêng sau sinh để thu nhỏ vùng bụng không?

Tăng cân khi mang thai tác động đến toàn bộ cơ thể mẹ, bao gồm cả vùng bụng. Vì vậy, giảm cân với tốc độ chậm và lành mạnh sẽ là phương pháp tốt nhất cho mẹ. Chế độ ăn ít calo có thể giúp mẹ giảm cân và thu nhỏ vùng bụng. Tuy nhiên, mẹ nên chờ ít nhất sau 6 tuần đầu sau inh, hoặc đến 6 tháng, vì đây là thời gian mẹ đang cho con bú, cần có một lượng calo đầy đủ để có thể chăm sóc em bé thật tốt.

Thay vì lo lắng về việc giảm cân và lấy lại vóc dáng ngay sau khi sinh, mẹ hãy cố gắng tập cho mình những thói quen lành mạnh như tập thể dục, ăn thực phẩm lành mạnh, chế độ sinh hoạt lành mạnh.

Mang thai và sinh con là một hành trình đáng quý của mỗi người làm mẹ. Trong hành trình này, cơ thể mẹ đã thay đổi rất nhiều và nó cần thời gian để được nghỉ ngơi và hồi phục. Sinh mổ bao lâu thì bụng nhỏ lại an toàn sẽ không trở thành nỗi lo nếu mẹ có một chế độ sinh hoạt và thể dục hợp lý như Coolmom đã nêu trên. Coolmom hi vọng rằng mỗi người mẹ đều có thể lấy lại vòng bụng như mong muốn của mình!

Xem thêm: Mách mẹ một số bí kíp trị rạn da trước và sau khi sinh

Nứt cổ gà khi cho con bú: nguyên nhân và phương pháp điều trị

0

Nứt cổ gà khi cho con bú là hiện tượng thường thấy ở nhiều mẹ sau sinh. Chúng gây ra cảm giác đau đớn, dẫn đến một số biến chứng như căng sữa và viêm vú. Thậm chí có một số mẹ phải ngừng việc cho con bú vì nứt cổ gà. Vậy nguyên nhân và phương pháp điều trị hiện tượng này là gì? Các mẹ đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây cùng Coolmom nhé!

1. Nứt cổ gà là gì?

Nứt cổ gà là những vết nứt gây cảm giác đau trên núm vú của mẹ. Hiện tượng này thường xảy ra với các bà mẹ đang trong giai đoạn cho con bú. Nứt cổ gà có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên vú, khiến vú sưng đỏ, nứt nẻ,…

Nut co ga khi cho con bu la hien tuong thuong thay o nhieu me 1
Nứt cổ gà khi cho con bú là hiện tượng thường thấy ở nhiều mẹ

Nếu tình trạng nứt cổ gà trở nên nghiêm trọng hơn, núm vú của mẹ có thể bị chảy máu, lở loét hoặc đóng vảy. Trong giai đoạn này, nếu mẹ không muốn cho con bú hoặc hút sữa vì cơn đau, mẹ có thể phải đối diện với việc căng sữa hoặc viêm vú.

2. Nguyên nhân bị nứt cổ gà khi cho con bú

Nứt cổ gà xảy ra ở 80 – 90% phụ nữ trong giai đoạn cho con bú. Những nguyên nhân gây ra tình trạng này bao gồm:

  • Trong thời kỳ mang thai, vú của mẹ có thể chứa quá nhiều sữa. Lượng sữa dư thừa có thể làm cho mô núm của mẹ căng ra và cuối cùng là bị nứt cổ gà.
  • Cho con bú không đúng kỹ thuật. Thông thường, các vết nứt cổ gà xuất hiện do em bé không ngậm vú đúng cách. Mẹ cần chú ý cách ngậm đúng cách là em bé ngậm trọn núm vú và một phần xung quanh quầng vú.
  • Lạm dụng sử dụng máy hút sữa. Nếu lực hút của máy hút sữa quá cao, mẹ có thể bị đau và nứt núm vú.
Luc hut cua may hut sua co the khien me bi dau va nut num vu
Lực hút của máy hút sữa có thể khiến mẹ bị đau và nứt núm vú
  • Ma sát khi vận động. Trong quá trình tập thể dục sau sinh, ma sát tạo ra khi mồ hôi tiếp xúc với quần áo tập có thể khiến núm vú của mẹ bị nứt.
  • Tình trạng da. Các sản phẩm như xà phòng, bột giặt,… có thể chứa các hóa chất gây dị ứng khi chúng tiếp xúc với da của mẹ. Tình trạng chàm da sau sinh cũng có thể khiến da mẹ bị khô và nứt nẻ. Những sự thay đổi về da này có thể gây nứt cổ gà

3. Cách chữa nứt cổ gà khi cho con bú

3.1. Trong quá trình cho con bú

  • Kiểm tra lại tư thế cho con bú và chắc chắn rằng con đang ngậm núm vú của mẹ đúng cách. Để đảm bảo được điều này, mẹ nên chủ động đưa vú của mình vào miệng con.
  • Thay đổi các tư thế bú các nhau. Điều này là thực sự cần thiết bởi chỉ có mẹ mới biết rằng tư thế nào là thoải mái và an toàn nhất đối với bản thân mà con vẫn có thể ăn đủ lượng mỗi bữa.
Thay doi cac tu the bu khac nhau de me cam thay thoai mai ma van dam bao bua an cua con
Thay đổi các tư thế bú khác nhau để mẹ cảm thấy thoải mái mà vẫn đảm bảo bữa ăn của con
  • Làm lạnh vùng núm vú trước khi cho con bú bởi cảm giác lạnh ở vùng này sẽ khiến cơn đau trở nên nhẹ nhàng hơn.
  • Cho con bú hoặc hút sữa thường xuyên để ngăn tình trạng căng sữa. Một bầu ngực căng sữa sẽ khiến em bé khó bú hơn nhiều một bầu ngực mềm mại. Hơn hết, tình trạng căng sữa có thể dẫn đến cơn đau nhức vú, kích ứng và nứt nẻ.
  • Nết vết nứt cổ gà của mẹ trở nên nghiêm trọng hơn, chỉ cho con bú lại đến khi núm vú của mẹ được chữa lành. Khi đó, mẹ phải chấp nhận việc con bú bình và tập trung chăm sóc vết thương đến khi nó lành hẳn.

3.2. Sau khi cho con bú

  • Tách con khỏi núm vú của mẹ thật nhẹ nhàng. Thông thường, con sẽ buông vú khi bú xong hoặc sữa mẹ không còn nữa. Nếu con không chủ động, mẹ hãy thay con làm phần việc này nhé. Hãy nhét ngón út của mẹ vào khóe miệng con để phá vỡ lực hút của con. Khi đó, việc tách con khỏi núm vú của mẹ sẽ dễ dàng hơn.
Tach con khoi num vu me that nhe nhang sau khi an
Tách con khỏi núm vú mẹ thật nhẹ nhàng sau khi ăn
  • Làm sạch núm vú. Sau mỗi lần cho con bú, mẹ hãy rửa sạch núm vú bằng nước ấm, vừa giúp đảm bảo vệ sinh, vừa làm sạch vết thương. Nếu núm vú của mẹ bị tức, mẹ cũng có thể sử dụng nước ấm để giảm cơn đau tức. Lấy một chiếc khăn lau sạch, nhúng vào nước ấm và vắt khô, mát – xa nhẹ nhàng trên núm vú trong vài phút. Động tác này tốn rất ít thời gian mà vẫn mang lại hiệu quả nhất định.
  • Sử dụng áo ngực an toàn. Để ngăn ngừa kích ứng da từ áo ngực, mẹ hãy mua những chiếc áo ngực thoải mái, được làm từ vải tự nhiên và vừa văn với khuôn ngực của mẹ. Bên cạnh đó, mẹ hãy giặt áo ngực thường xuyên bằng bột giặt không mùi nhé. Vì những sản phẩm có mùi thơm có thể chứa các chất gây kích ứng, khó chịu cho mẹ.

Nứt cổ gà khi đang cho con bú không còn là hiện tượng xa lạ đối với những người mẹ. Bằng những cách chữa nứt cổ gà khi cho con bú nêu trên, Coolmom hi vọng rằng mẹ sẽ nhanh chóng chữa lành vết thương. Chúc các mẹ sẽ có sức khỏe sau sinh thật tốt nhé!

Xem thêm: Có nên cho con bú khi bị viêm tuyến sữa không và cần lưu ý điều gì?

Mẹ sau sinh ăn gì để sữa mẹ thơm và mát hơn?

0

Đối với mỗi đứa trẻ, sữa mẹ là nguồn thức ăn không thể thiếu. Sữa mẹ đóng góp một phần rất quan trọng vào sự phát triển trong giai đoạn sơ sinh của trẻ. Nguồn sữa mẹ đạt chất lượng cao chính là nguồn sữa đặc, thơm và mát. Vậy trong giai đoạn này mẹ nên ăn gì để sữa mẹ thơm và mát? Các mẹ tìm câu trả lời trong bài viết này của Coolmom nhé!

1. Chế độ dinh dưỡng giúp sữa mẹ đặc, thơm và mát

Nguồn sữa mẹ đặc sẽ giúp em bé hấp thu được hàm lượng dinh dưỡng lớn hơn.Độ thơm và mát của sữa sẽ kích thích con bú nhiều và dễ tiêu hóa hơn. Vậy mẹ nên ăn gì để sữa mẹ mát đặc và thơm?

Để có nguồn sữa mẹ chất lượng, mẹ cần đảm bảo có một chế dộ dinh dưỡng đúng đắn nhất. Những dưỡng chất thiết yếu mẹ cần bổ sung chính là: bột, đạm, chất béo, các loại rau của quả. Bên cạnh đó không thiể thiếu các khoáng chất như: sắt, canxi và các loại vitamin. Những loại thực phẩm cụ thể dưới đây sẽ giúp mẹ có được nguồn sữa chất lượng:

1.1. Cà rốt

Cà rốt là loại thực phẩm lành mạnh và nó nên xuất hiện thường xuyên trong chế độ ăn uống của mẹ. Một ly nước ép cà rốt vào bữa sáng hoặc bữa trưa thực sự có tác dụng tốt đối với người mẹ đang cho con bú. Bởi trong cà rốt chứa hàm lượng cao Viatamin A, có tác dụng bổ sung cho quá trình tiết sữa và cải thiện chất lượng sữa, giúp sữa mẹ thơm và mát hơn. Không chỉ tốt cho sữa, nước ép cà rốt còn có tác dụng làm đẹp da, giúp mẹ lấy lại vóc dáng của mình.

Ca rot giup me cai thien chat luong sua sau sinh
Cà rốt giúp mẹ cải thiện chất lượng sữa sau sinh

Ngoài cách chế biến cà rốt thành thức uống, mẹ có thể hấp, luộn hoặc xay nhuyễn nấu thành súp. Có rất nhiều cách chế biến để mẹ có thể lựa chọn.

1.2. Gạo lứt

Gạo lứt không chỉ thơm ngon mà còn là loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin B giúp tăng cường sản xuất sữa mẹ.

Với hàm lượng các chất vi lượng như natri, magie,… cao, gạo lứt còn là sự lựa chọn hợp lý cho mẹ khi đang băn khoăn ăn gì để sữa mẹ thơm và mát hơn.

Để dễ chế biến, mẹ có thể ngâm gạo lứt trong vòng nửa giờ. Sau đó nấu chín rồi ăn kết hợp với bất kỳ loại thức ăn nào trong chế độ ăn của mẹ.

Gao lut chua ham luong cac chat vi luong nhu natri magie… cao
Gạo lứt chứa hàm lượng các chất vi lượng như natri, magie,… cao

1.3. Bí ngô

Bí ngô có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất, cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho mẹ. Sử dụng bí ngô thường xuyên sẽ giúp sữa mẹ đặc hơn và thơm mát hơn hẳn. Cách chế biến bí ngô cũng rất đơn giản:

  • 500g bí ngô thái nhỏ, mẹ hấp cách thủy thật chín, mềm.
  • Xay chung bí ngô với 1 lít sữa tươi và nửa lon sữa đặc có đường.
  • Sau khi xay nhuyễn, mẹ đổ hỗn hợp vào nồi, đun nhỏ lửa và khuấy đều tay.

Để hỗn hợp được sánh mịn, mẹ có thể rây lại sau đó đổ vào hũ thủy tinh để dùng dần. Trước mỗi lần dùng, mẹ nên làm nóng lại hỗn hợp để dùng mang lại hiệu quả tốt nhất cho nguồn sữa nhé!

Su dung bi ngo thuong xuyen se giup sua me dac hon va thom mat hon
Sử dụng bí ngô thường xuyên sẽ giúp sữa mẹ đặc hơn và thơm mát hơn

1.4. Lá bồ công anh

Lá bồ công anh rất dồi dào protein, các khoáng chất như sắt, canxi, vitamin A, C, các loại vitamin B, qua đó giúp sữa mẹ đặc sánh, chứa nhiều hơn các chất dinh dưỡng và giúp bé dễ hấp thụ hơn.

Không dừng lại ở đó, theo Y học cổ truyền, lá bồ công anh còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát gan. Nhiều người mẹ sau sinh đã sử dụng loại lá này, đem phơi khô rồi pha với nước uống.

La bo cong anh giup sua me dac sanh hon
Lá bồ công anh giúp sữa mẹ đặc, sánh hơn

1.5. Thì là

Ăn gì để sữa mẹ thơm và mát? Một câu trả lời nữa chính là thì là. Ngoài việc được sử dụng như một loại gia vị thông dụng, thì là còn là một loại thực phẩm lợi sữa. Sử dụng thì là không chỉ giúp lượng sữa mẹ tiết ra nhiều hơn mà còn giúp mùi vị của sữa thơm ngon, kích thích bé bú lâu hơn.

Thi la la mot loai thuc pham loi sua
Thì là là một loại thực phẩm lợi sữa

2. Chế độ sinh hoạt giúp sữa mẹ đặc, thơm và mát hơn

Ngoài chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt của mẹ cũng phần nào ảnh hưởng đến chất lượng nguồn sữa. Điều đầu tiên mẹ cần làm sau khi sinh em bé chính là cần có một chế độ nghỉ ngơi, thư giãn cần thiết để cơ thể dần hồi phục. Chỉ khi khỏe mạnh, cơ thể mẹ mới có thể tiết ra nguồn sữa dồi dào và giàu dinh dưỡng.

Che do nghi ngoi sau sinh cung anh huong den chat luong nguon sua cua me
Chế độ nghỉ ngơi sau sinh cũng ảnh hưởng đến chất lượng nguồn sữa của mẹ

Nguồn sữa mẹ đặc hay không cũng do ảnh hưởng của tâm lý sau sinh. Với một tâm lý thoải mái, tuyến sữa của mẹ cũng sẽ hoạt động tốt hơn. Để cơ thể hiểu được rằng nó cần làm việc liên tục để tiết ra lượng sữa cần thiết cho con, mẹ cần cho con bú thường xuyên và đúng cách.

Sau sinh, cơ thể mẹ chắc chắn sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, không muốn hoạt động nhiều. Tuy nhiên, mẹ hãy cố gắng có những vận động nhẹ nhàng, giúp tinh thần thoải mái hơn, giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh và cũng là cách để kích thích sữa ra nhiều hơn.

Đặc biệt, mẹ cần tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… Chúng đều có những ảnh hưởng gây ức chế đến hoạt động của tuyến sữa.

Với những chia sẻ trên, Coolmom hi vọng rằng các mẹ đã biết ăn gì để sữa mẹ mát đặc và thơm hơn. Chúc mẹ sẽ có được nguồn sữa thật chất lượng cho con! Mẹ hãy thường xuyên ghé qua Coolmom để cập nhật những thông tin hữu ích về mẹ và bé nhé!

Xem thêm: Một số cách kích sữa sau sinh

Thực hư việc sau sinh ăn móng giò được không?

0

Móng giò heo là món ăn vô cùng thơm ngon và bổ dưỡng, thường được thêm vào mâm cơm cữ cho nhiều phụ nữ sau sinh. Tuy nhiên liệu sau sinh ăn móng giò được không? Món ăn này liệu có phải chỉ mang tới lợi ích cho mẹ bỉm sữa? Hãy để Coolmom giải đáp cho mẹ qua bài viết chi tiết dưới đây.

Giá trị dinh dưỡng của móng giò

Theo các nghiên cứu của y học hiện đại, móng giò là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng. Cụ thể, cứ 100g móng giò lợn có chứa hàm lượng dưỡng chất như sau:

  • Protit: 15.8g.
  • Mỡ: 26.3g
  • Chất tổng hợp: 1.7g
  • Các loại canxi, sắt, vitamin A, B, và C.

Với hàm lượng dưỡng chất cao kể trên, ăn móng giò sẽ giúp tăng cường chức năng sinh lý, giúp da căng bóng và mịn màng. Không chỉ vậy, móng giò còn rất tốt cho sức khỏe, giúp phòng ngừa các chứng bệnh như chảy máu đường hô hấp hoặc giảm nguy cơ mắc bệnh tim nhẹ, não thiếu máu…

Sau sinh ăn móng giò được không? 

Móng giò là món ăn quen thuộc, thường xuất hiện trong bữa cơm cữ của nhiều phụ nữ sau sinh. Tuy nhiên sau sinh ăn móng giò được không?

Theo các nghiên cứu từ thực tế, trong móng giò có chứa hàm lượng chất béo động vật rất cao. Chính vì vậy, ăn móng giò nhiều sẽ khiến sữa mẹ béo hơn, ngậy hơn. Khi này nếu ở nhiệt độ thấp, dạng chất béo này sẽ bị đông đặc lại, gây nên hiện tượng tắc tia sữa ở các mẹ bỉm sau khi sinh.

Không chỉ vậy, ăn chân giò heo nhiều còn khiến mẹ bỉm tăng cân nhanh chóng. Điều này sẽ khiến các mẹ khó có thể lấy lại vóc dáng ban đầu của mình.

Như vậy, nếu mẹ ăn móng giò không hợp lý sẽ rất có thể bị tắc tia sữa. Khi này, mẹ nên kết hợp móng giò với nhiều loại thực phẩm dinh dưỡng khác sao cho thật hợp lý để không chỉ tốt với sức khỏe mà còn giúp sữa về nhiều hơn, đều hơn và đặc hơn.

Sau sinh ăn móng giò được không? 
Sau sinh ăn móng giò được không? 

Gợi ý một số món ăn lợi sữa với móng giò cho mẹ bỉm

Sau sinh ăn móng giò được không? Câu trả lời là Có nhưng chỉ với lượng hợp lý và nên kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác để lợi sữa và tốt cho sức khỏe. Mẹ bỉm có thể tham khảo một số món ăn lợi sữa khi kết hợp móng giò heo với một số nguyên liệu khác như sau:

Móng giò heo hầm đu đủ xanh

Một trong những món ăn từ móng giò tốt cho sức khỏe của mẹ bỉm sữa sau sinh đó chính là móng giò heo hầm đu đủ. Món ăn này không chỉ lợi sữa mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, giúp giảm tình trạng sưng viêm và nhiễm trùng, giúp vết thương mau lành hơn.

Món móng giò heo hầm đu đủ với sự kết hợp của chân giò chín mềm cùng đu đủ ngọt thanh, thơm mát sẽ tạo nên sự thơm ngon và dễ ăn vô cùng. Món ăn này không chỉ tốt cho sức khỏe mẹ bỉm mà còn hỗ trợ cải thiện tâm trạng ăn uống của các mẹ, giúp mẹ ăn ngon miệng hơn.

Móng giò heo hầm đu đủ xanh
Móng giò heo hầm đu đủ xanh

Móng giò hầm quả sung

Quả sung với hàm lượng canxi, sắt, vitamin K, chất chống oxy hóa cao cũng là thực phẩm vô cùng quý giá, có lợi cho sức khỏe của mẹ bỉm sữa. Quả sung khi được hầm chung với móng giò heo sẽ mang tới rất nhiều lợi ích tuyệt vời, giúp bổ máu, tăng tiết sữa ở các mẹ sau sinh.

Móng giò hầm quả sung
Móng giò hầm quả sung

Sau sinh ăn móng giò được không và món móng giò heo hầm đậu nành

Bổ sung đậu nành sau sinh mang tới rất nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe và sắc đẹp của mẹ bỉm. Sở dĩ như vậy vì trong đậu nành có chứa hàm lượng protein rất cao, giúp cân bằng hormone estrogen trong cơ thể phụ nữ một cách hiệu quả.

Không chỉ vậy, món móng giò hầm đậu nành còn rất thơm ngon, giúp mẹ bỉm sữa làm lành vết thương nhanh hơn, phục hồi sức khỏe tốt hơn.

Móng giò heo hầm đậu nành
Móng giò heo hầm đậu nành

Như vậy qua bài viết trên đây chắc các mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi sau sinh ăn móng giò được không. Móng giò rất giàu dinh dưỡng nhưng Coolmom khuyên mẹ chỉ nên ăn với lượng hợp lý, không nên ăn quá nhiều để tránh làm thừa cân, thừa mỡ và tắc tia sữa.

>> Xem thêm: Phụ nữ sau sinh mổ ăn thịt gà được không?

Ăn rau ngót sau sinh như thế nào để không gây hại cho sức khỏe?

0

Rau ngót là món ăn quen thuộc thường thấy trong mâm cơm cữ của bà đẻ. Tuy nhiên liệu ăn rau ngót sau sinh có thật sự tốt hay không? Hãy để Coolmom trả lời chi tiết cho mẹ về câu hỏi này qua bài viết dưới đây.

Giá trị dinh dưỡng khi ăn rau ngót sau sinh

Trong mâm cơm cữ của bà đẻ từ xưa tới nay không thể thiếu những bát canh rau ngót. Đây là loại rau xanh được chứng minh có chứa hàm lượng dinh dưỡng khá cao, mang tới nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của phụ nữ sau sinh.

Không chỉ vậy, rau ngót còn có tính lạnh và vị ngọt, giúp thanh nhiệt, giải độc và bổ máu. Hàm lượng dưỡng chất trong rau ngót rất dồi dào với nhiều loại protein, khoáng chất và acid amin.

Cụ thể, trong 100g rau ngót có chứa:

  • Lysine: 3.1g
  • Methionine: 2.5g
  • Tryptophane: 1g
  • Phenylalanine: 4.7g
  • Threonine: 6.5g
  • Valine: 3.3g
  • Leucine: 4.6g
  • Isoleucine: 3.3g

Sau sinh ăn rau ngót nhiều có tốt không?

Như đã nói ở trên, rau ngót có chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Tuy nhiên không phải ai ăn rau ngót cũng tốt, đặc biệt là phụ nữ trong 3 tháng đầu mang thai. Để tìm hiểu rõ hơn về tác dụng và những nguy hại mà rau ngót có thể mang lại, mẹ hãy tham khảo phần dưới đây của bài viết.

Tác dụng của rau ngót

Sau sinh ăn rau ngót nhiều có tốt không? Để trả lời cho câu hỏi này, mẹ bỉm có thể tham khảo những tác dụng tuyệt vời mà rau ngót có thể mang lại cho sức khỏe của phụ nữ sau sinh như sau:

Giúp đẩy sản dịch và trị sót nhau hiệu quả

Sở dĩ như vậy vì rau ngót có tác dụng thúc đẩy quá trình co bóp tử cung. Nhờ đó mà đẩy sản dịch ra ngoài nhanh hơn, tiêu viêm hiệu quả. 

Ăn rau ngót giúp đẩy sản dịch và trị sót nhau hiệu quả
Ăn rau ngót giúp đẩy sản dịch và trị sót nhau hiệu quả

Ăn rau ngót giúp tăng tiết sữa mẹ

Nhiều mẹ bỉm thắc mắc rằng sau khi sinh mổ có nên ăn rau ngót không? Câu trả lời là có. Sở dĩ như vậy vì rau ngót có chứa rất nhiều dưỡng chất, đặc biệt là canxi, protein, photpho, chất béo cùng các loại vitamin và sắt. Chính vì vậy, ăn rau ngót giúp mẹ hồi phục sức khỏe nhanh hơn, thúc đẩy quá trình tiết sữa mẹ diễn ra nhiều hơn, hiệu quả hơn.

Rau ngót giúp trị táo bón hiệu quả

Trong rau ngót có chứa nhiều chất xơ. Vậy nên đây còn được coi là loại rau xanh có thể phòng ngừa và giải quyết hiệu quả tình trạng táo bón sau sinh.

Ăn rau ngót giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm

Với hàm lượng vitamin C dồi dào, rau ngót còn rất có lợi cho quá trình sản xuất và tổng hợp collagen, vận chuyển chất béo, giúp cân đối nồng độ cholesterol trong cơ thể phụ nữ sau sinh. Bên cạnh đó, ăn rau ngót đúng cách còn giúp tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch, giúp mẹ bỉm có thể phòng tránh được nhiều căn bệnh khác.

Giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm
Sau khi sinh mổ có nên ăn rau ngót?

Ăn rau ngót sẽ giúp tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch

Chất Ephedrine trong rau ngót được chứng minh có tác dụng trị cảm cúm rất tốt. Không chỉ vậy, hàm lượng vitamin C cao có trong rau ngót còn giúp cải thiện sức đề kháng, giúp tái tạo và làm lành nhanh chóng các tổn thương trên da.

Bên cạnh đó, vitamin A có trong rau ngót còn có thể nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch, giúp đôi mắt mẹ và bé sáng hơn, tinh nhanh hơn.

Rau ngót giúp ngừa loãng xương

Hàm lượng canxi có trong rau ngót khá cao. Vậy nên nếu bổ sung rau ngót đúng liều lượng cho cơ thể sẽ giúp ngăn ngừa loãng xương hiệu quả, giúp hệ xương khớp của cả mẹ và bé bú mẹ được chắc khỏe hơn.

Rau ngót giúp mẹ bỉm làm đẹp

Ăn rau ngót với hàm lượng hợp lý mỗi ngày cũng là một cách giúp mẹ bỉm làm đẹp hiệu quả. Sở dĩ như vậy vì trong rau ngót có chứa nhiều vitamin, khoáng chất cùng các chất chống oxy hóa, rất tốt cho sắc đẹp và làn da phụ nữ. Đặc biệt, rau ngót còn chứa hormone có thể giúp phụ nữ trở nên nữ tính và duyên dáng hơn.

Ăn rau ngót sau sinh giúp giảm cân

Nhiều mẹ bỉm sau sinh phải đối mặt với tình trạng thừa cân, thừa mỡ, đặc biệt là vùng bụng, đùi, bắp tay và bắp chân. Khi này, rau ngót được xem là giải pháp hiệu quả giúp phụ nữ sau sinh có thể đánh bay mỡ thừa, lấy lại vóc dáng nuột nà như ý.

Giúp giảm cân
Ăn rau ngót sau sinh giúp giảm cân

Nguy hại khi ăn rau ngót không đúng cách

Bên cạnh những tác dụng tuyệt vời kể trên, ăn rau ngót không đúng cách cũng có thể mang tới nhiều nguy hại tới sức khỏe cho người dùng, cụ thể:

Ăn nhiều rau ngót làm tăng nguy cơ bị ngộ độc

Phụ nữ sau sinh ăn nhiều rau ngót, đặc biệt là rau ngót sống làm tăng nguy cơ bị ngộ độc, thậm chí làm phổi bị tổn thương bởi chất Papaverin, Antinutrients và kim loại nặng.

Ăn rau ngót nhiều có thể gây mất ngủ

Theo nhiều cuộc khảo sát, đặc biệt là tại Đài Loan, việc ăn rau ngót và uống nước ép rau ngót tươi kéo dài có thể gây nên tình trạng khó ngủ, khó thở….kéo dài.

Ăn rau ngót sau sinh có thể làm cản trở quá trình hấp thụ canxi và photpho

Chất Glucocorticoid sản sinh ra trong cơ thể sau quá trình tiêu hóa rau ngót sẽ gây cản trở quá trình hấp thụ canxi và photpho. Chính vì lẽ đó nếu mẹ bỉm sữa ăn quá nhiều rau ngót, bé yêu rất dễ gặp tình trạng còi xương, thiếu canxi.

Uống nước ép rau ngót tươi gây đau đầu, mất ngủ, chán ăn

Theo các nghiên cứu, việc uống nước ép rau ngót tươi liên tục trong một thời dài có thể gây nên tình trạng khó thở, chán ăn, tắc nghẽn phổi và khó tiêu. Ngoài ra, việc uống nước ép rau ngót tươi còn có thể gây ra nhiều vấn đề khác liên quan tới sức khỏe, ví dụ như tình trạng cao huyết áp, đau đầu hoặc thiếu máu não.

Cách ăn rau ngót sau sinh tốt, có lợi cho sức khỏe 

Ăn rau ngót sau sinh rất tốt cho sức khỏe của mẹ bỉm sữa. Tuy nhiên để phát huy tối đa hiệu quả của rau ngót, hạn chế những tác dụng phụ, các mẹ cần lưu ý những vấn đề sau khi ăn rau ngót.

Cần biết cách chọn rau ngót sạch

Bạn nên chọn những mớ rau ngót có màu xanh lá mạ, lá mỏng nhưng cứng với lá rau không đều nhau. Đây là rau ngót sạch và ngon.

Ngược lại, bạn không nên chọn rau ngót có màu xanh sẫm, lá dày hoặc xoăn bất thường. Ngoài ra, bạn cũng không nên chọn rau ngót có quá nhiều lá non.

Cách ăn rau ngót sau sinh đúng

Rau ngót rất tốt cho các mẹ bỉm sữa sau sinh. Tuy nhiên, nếu ăn rau ngót không đúng cách, không đúng liều lượng thì rau ngót lại có thể gây ra rất nhiều vấn đề về sức khỏe. Chính vì vậy, cách ăn rau ngót đúng như sau:

  • Mỗi ngày không nên ăn quá 50g rau ngót.
  • Sau sinh nên ăn rau ngót bao lâu? Câu trả lời là không nên ăn rau ngót liên tục quá 3 tháng.
  • Mẹ sau sinh chỉ nên ăn rau ngót đã nấu chín.

Ngoài ra, trong quá trình nấu rau ngót, có một số lưu ý mà mẹ cũng cần chú ý như sau:

  • Nên ngâm rau ngót với nước muối loãng khoảng 15 – 20 phút trước khi nấu.
  • Không nên vò quá nát lá rau ngót kẻo mất hết chất dinh dưỡng.
  • Nên vò sơ qua rau ngót và thêm vào nước nấu một ít muối để rau ngót chín nhanh hơn và mềm hơn.
Sau sinh nên ăn rau ngót bao lâu?
Sau sinh nên ăn rau ngót bao lâu?

Trên đây là một số thông tin liên quan tới việc ăn rau ngót sau sinh. Coolmom với chia sẻ trên đây, các mẹ sẽ biết cách thêm rau  ngót vào bữa cơm cữ của mình sao cho hợp lý nhất, giúp phát huy hiệu quả những công dụng tuyệt vời mà rau ngót sở hữu.

>> Xem thêm: Bữa sáng cho mẹ sau sinh mổ giàu dinh dưỡng

Mách mẹ kinh nghiệm nịt bụng sau sinh hiệu quả nhất

0

Nịt bụng là phương pháp giúp lấy lại vóc dáng nhanh chóng đang rất phổ biến trong cộng đồng bỉm sữa. Vậy cách mua và đeo nịt bụng như thế nào là đúng, mang tới hiệu quả nhanh chóng? Hãy để Coolmom mách mẹ kinh nghiệm nịt bụng sau sinh giúp giảm mỡ bụng hiệu quả nhất hiện nay qua bài viết dưới đây.

Đai nịt bụng là gì?

Đai nịt bụng (Gen nịt bụng) là sản phẩm làm đẹp, giúp chị em có thể định hình lại vòng 2 của mình. Nhờ sử dụng gen nịt bụng, nhiều mẹ bỉm đã lấy lại được vóc dáng và đường cong quyến rũ như thời còn con gái, tránh tình trạng xổ bụng sau sinh.

Ưu, nhược điểm của nịt bụng sau sinh

Theo kinh nghiệm nịt bụng sau sinh của nhiều em bỉm sữa, sản phẩm này sẽ giúp vùng bụng và tử cung của phụ nữ sau sinh co lại về kích thước ban đầu, thậm chí là nhỏ hơn. Bên cạnh đó, nịt bụng còn mang tới những ưu và nhược điểm như sau:

Ưu điểm của nịt bụng sau sinh

Theo kinh nghiệm nịt bụng sau sinh giảm mỡ bụng, sử dụng gen nịt bụng sẽ mang tới những ưu điểm như sau:

  • Nịt bụng sẽ giúp nâng cao sự tự tin cho các mẹ về thân hình, vóc dáng của bản thân.
  • Đeo đai nịt bụng sẽ giúp vùng bụng của mẹ bỉm sau sinh xẹp xuống, hồi phục các cơ và da về đúng vị trí.
  • Gen nịt bụng sẽ giữ cho vùng cơ thể giữa ngực và lưng không bị di chuyển, tránh tạo ra các vết rạn đồng thời giúp vùng da này phục hồi nhanh hơn.
  • Đai nịt bụng sẽ giúp hồi phục sau sinh mổ, xoa dịu vùng bụng xổ, giữ vết mổ không bị rách.
  • Nịt bụng sau sinh sẽ giúp mẹ bỉm có thể tự tin mặc vừa những bộ trang phục trước khi mang thai.
  • Hỗ trợ vùng lưng để giảm nguy cơ mắc các bệnh lý như cong vẹo cột sống, cong cột sống hay viêm dây thần kinh…
Kinh nghiệm nịt bụng sau sinh hiệu quả nhất
Kinh nghiệm nịt bụng sau sinh hiệu quả nhất

Nhược điểm

Theo kinh nghiệm nịt bụng sau sinh, đeo đai nịt bụng sai cách sẽ khiến mẹ bỉm không thể nhận được những lợi ích to lớn như kể trên. Thậm chí, sử dụng gen nịt bụng không đúng hướng dẫn còn có thể gây nên những tác hại khôn lường như sau:

  • Làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của mẹ bỉm, tăng nguy cơ trào ngược thực quản.
  • Cản trở quá trình tuần hoàn, lưu thông máu, gây khó thở, tức bụng, khiến cơ thể mẹ sau sinh lâu phục hồi hơn.
  • Làm vết sinh mổ của mẹ lâu lành, thậm chí có nguy cơ bị bục chỉ, bị rách trở lại, rất nguy hiểm.
  • Gây ứ đọng sản dịch, đọng máu trong khoang xương chậu, làm dạ con khó co lại như bình thường.
  • Tăng nguy cơ dị ứng và nổi mẩn đó gây ngứa khó chịu ở vùng da thường xuyên tiếp xúc với đai nịt bụng.
  • Làm ảnh hưởng tới cấu trúc xương sườn, khiến phổi bị siết chặt, thể tích khoang bụng bị thu hẹp, dẫn tới hô hấp khó khăn, mẹ bỉm khó thở và nhanh xuống sức.

Kinh nghiệm nịt bụng sau sinh giảm mỡ bụng hiệu quả

Theo kinh nghiệm nịt bụng sau sinh, mẹ bỉm nếu muốn giảm mỡ bụng hiệu quả bằng việc sử dụng gen nịt bụng sẽ cần chú ý tới thời điểm, thời gian và cách đeo nịt bụng sao cho chuẩn.

Về thời điểm nịt bụng sau sinh

Mẹ bỉm sinh thường và sinh mổ sẽ có thời điểm nịt bụng khác nhau. Đây là điều vô cùng quan trọng vì nó có thể ảnh hưởng tới sự hồi phục cơ thể của mẹ, giúp mẹ bỉm đẹp một cách khỏe mạnh và an toàn.

  • Với sinh thường: Thời điểm mẹ bỉm có thể đeo gen nịt bụng là 4 – 6 tuần sau sinh, tùy vào cơ địa, độ đàn hồi da và khả năng phục hồi của mỗi người. 
  • Với sinh mổ: Mẹ chỉ nên nịt bụng sau khi sinh mổ khoảng 2 – 3 tháng. Đây là khoảng thời gian lý tưởng để vết mổ và cơ thể của mẹ đã hồi phục gần như hoàn toàn cả bên trong lẫn bên ngoài.
Kinh nghiệm nịt bụng sau sinh
Mẹ sinh mổ chỉ nên nịt bụng sau khi sinh mổ khoảng 2 – 3 tháng

Về thời gian đeo nịt bụng

Thời gian đeo nịt bụng của mỗi người là khác nhau, tùy thuộc vào đối tượng và tình trạng mỡ bụng của từng mẹ bỉm. Tuy nhiên về cơ bản, thời gian đeo nịt bụng mỗi ngày của các mẹ sau sinh như sau:

  • Với mẹ sinh thường: Chỉ nên đeo nịt bụng từ 4 – 6 tiếng/ngày, liên tục từ 4 – 6 tháng để đạt được kết quả tốt nhất.
  • Với mẹ sinh mổ: Sau khi sinh 3 tháng, mẹ có thể nịt bụng 2 giờ/ngày. Sau sinh 6 tháng, mẹ có thể tăng thời gian nịt bụng lên 4 – 6 tiếng/ngày.

Kinh nghiệm nịt bụng sau sinh hiệu quả nhất

Theo một số kinh nghiệm nịt bụng sau sinh được các mẹ bỉm sữa truyền tai nhau, cách đeo gen nịt bụng đúng như sau:

  • Mẹ cần chọn được gen nịt bụng đúng size của mình. Bên cạnh đó, mẹ bỉm chỉ nên chọn đai nịt bụng được làm từ những chất liệu có tính co giãn thoải mái, phù hợp với đặc điểm cơ thể của mình. Trong trường hợp mẹ muốn đeo nịt bụng ban đêm, không nên chọn nịt bụng được làm từ chất liệu quá dày hoặc quá mỏng.
  • Khi đeo đai nịt bụng, mẹ bỉm có thể mặc thêm một chiếc áo hoặc váy mỏng bên trong. Điều này vừa giúp các mẹ có thể cảm thấy dễ chịu, tránh để nịt bụng tiếp xúc với cơ thể. Bên cạnh đó, phương pháp này vẫn đảm bảo gen nịt có thể phát huy tối đa hiệu quả của mình.
  • Các mẹ không nên đeo nịt bụng quá chặt. Điều này vừa gây khó thở vừa làm ảnh hưởng tới nội tạng của mẹ bỉm sữa sau khi sinh con.
  • Khi đeo nịt bụng, vùng lưng của các mẹ sẽ hơi cong. Khi này các mẹ nên kê thêm một chiếc gối hoặc chăn mỏng phía dưới để giữ cho vùng lưng đó luôn thẳng, không bị mỏi. Đồng thời điều này cũng sẽ giúp các mẹ cảm thấy dễ ngủ hơn rất nhiều.
  • Các mẹ mắc bệnh liên quan tới dạ dày, đại tràng hay bệnh đường ruột không nên sử dụng nịt bụng, đặc biệt là nịt bụng vào ban đêm.
  • Cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng nịt bụng trước khi đeo để đảm bảo quá trình đeo đai nịt bụng được đúng cách, đúng tư thế và có kết quả tốt nhất.

Để nhanh chóng lấy lại vóc dáng xinh đẹp, thon gọn như thuở còn con gái, các mẹ không nên lạm dụng gen nịt bụng quá mức. Khi này, bên cạnh đeo đai nịt bụng, mẹ bỉm có thể kết hợp với nhiều phương pháp giảm cân khác như tập luyện thể dục thể thao, tích cực cho con bú và có chế độ dinh dưỡng cân đối, phù hợp.

Mẹ bỉm hãy chọn cho mình chiếc đai nịt bụng với kích cỡ phù hợp
Mẹ bỉm hãy chọn cho mình chiếc đai nịt bụng với kích cỡ phù hợp

Kinh nghiệm mua đai nịt bụng sau sinh

Quá trình nịt bụng giảm cân cần phải kiên trì, kéo dài vài tuần, vài tháng mới có kết quả. Chính vì vậy mẹ hãy chọn mua cho mình chiếc đai nịt bụng chất lượng tốt, phù hợp để trở thành người bạn đồng hành thân thiết nhất nhé.

Lựa chọn địa chỉ nhà sản xuất nịt bụng uy tín

Đây là yếu tố rất quan trọng vì những nhà sản xuất uy tín sẽ tạo nên những chiếc đai nịt bụng chất lượng, giúp mẹ yên tâm hơn khi sử dụng sản phẩm.

Lựa chọn chất liệu làm đai nịt bụng

Mẹ hãy lựa chọn cho mình những chiếc đai nịt bụng được làm từ những chất liệu tốt, an toàn, mang tới sự thoải mái trong quá trình sử dụng. Hãy tránh xa những chất liệu có thể gây kích ứng, gây ngứa ngáy, khó chịu nhé.

Lựa chọn đai nịt bụng với chất liệu an toàn, không gây kích ứng da
Lựa chọn đai nịt bụng với chất liệu an toàn, không gây kích ứng da

Cần quan tâm tới độ định hình và khả năng co giãn của sản phẩm

Mẹ bỉm sữa hay lựa chọn những chiếc đai nịt bụng có khả năng đàn hồi và co giãn tốt. Những sản phẩm như này sẽ mang tới cảm giác dễ chịu và thoải mái hơn khi sử dụng, giúp mẹ nhanh chóng lấy lại vòng eo như mong muốn.

Kinh nghiệm mua đai nịt bụng sau sinh dựa vào giá sản phẩm

Giá thành của gen nịt bụng cũng là yếu tố mà mẹ bỉm sữa cần quan tâm khi chọn mua. Về cơ bản những sản phẩm có chất lượng tốt sẽ có giá thành đắt đỏ hơn và ngược lại. Vậy nên mẹ hãy căn cứ vào túi tiền và khả năng tài chính của mình để chọn được sản phẩm phù hợp nhất nhé.

Trên đây là kinh nghiệm nịt bụng sau sinh mà các mẹ có thể tham khảo và vận dụng cho mình. Coolmom hy vọng với chia sẻ này sẽ giúp mẹ bỉm sữa có thêm kiến thức để giảm cân an toàn và nhanh chóng hơn, giúp lấy lại vóc dáng sau sinh hiệu quả hơn.

>> Xem thêm: Cách giảm cân bằng dầu ô liu hiệu quả nhất