Bệnh cường giáp thường gặp ở nhiều người, chúng có ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và sinh sản của người phụ nữ nếu không được xử lý kịp thời. Cùng tìm hiểu ngay thông tin trong bài viết dưới đây của Coolmom nhé!
Bệnh cường giáp là gì?
Cường giáp là hội chứng, không phải bệnh riêng biệt, có thể do nhiều bệnh kết hợp gây ra hội chứng này. Một trong số đó là bệnh Basedow (bệnh cường giáp) hay gặp nhất là bướu cổ lồi mắt, cường giáp, cường giáp do bưới nhân độc tuyến giáp…
Bệnh này có thể gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều, suy giảm số lượng tinh trùng ở đàn ông, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh sản. Ngoài ra, chúng khiến tim đập nhanh, gầy sút cân, hay mất ngủ, rụng tóc…
Các triệu chứng của bệnh
Một số dấu hiệu bệnh để giúp bạn nhận biết như
- Sợ nóng: Nguyên nhân này do mức chuyển hóa cơ bản cao, thân nhiệt của người bệnh cao hơn bình thường. Do đó, thường không chịu được nhiệt độ cao hay trời quá nóng bức. Người bệnh cũng thường xuyên ra nhiều mồ hôi dù chỉ ngồi yên một chỗ, không vận động.
- Bướu cổ: Vùng cổ chứa tuyến giáp có dấu hiệu phình to, do tuyến giáp bị phì đại.
- Người bệnh thường có dấu hiệu sụt cân dù cho chế độ ăn bình thường, thậm chí ăn nhiều hơn. Người bệnh có thể sụt tới vài kg trong vòng 1 tháng.
- Tiêu chảy: Tình trạng này kéo dài có thể là dấu hiệu của bệnh, do nhu động ruột tăng.
- Cơ thể yếu, hay mệt mỏi, giấc ngủ ngắn không sâu.
Tại sao bệnh cường tuyến giáp ảnh hưởng đến sinh sản
Qúa trình thụ thai chỉ diễn ra khi tinh trùng và trứng gặp nhau. Tuy nhiên, trước khi quá trình này diễn ra, các cơ quan khác liên quan cần thực hiện một số chức năng để tạo điều kiện tốt nhất cho việc thụ thai. Một trong những cơ quan đó chính là tuyến giáp.
Tuyến giáp là cơ quan nhỏ và dẹp, có vị trí nằm ngay dưới cổ, nhưng chúng là một phần cơ chế của chuẩn bị thụ thai và thụ thai. Tuyến giáp sẽ tiết ra một loại hormone nhằm điều hòa nguồn năng lượng mà cơ thể tiêu hao. Khi bị cường giáp nghĩa là tình trạng tuyến giáp hoạt động mạnh khiến cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng trong thời gian ngắn. Từ đó, gây nên kinh nguyệt không đều, suy giảm số lượng tinh trùng, giảm sút sức khỏe. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thụ thai và các chức năng sinh sản.
Cường giáp có gây vô sinh?
Cường giáp gây dư thừa nồng độ hormone giáp ảnh hưởng đến cách sử dụng năng lượng trong cơ thể, làm tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn bởi triệu chứng kinh nguyệt không đều. Theo kết quả khảo sát, có khaorng 2.3% phụ nữ mắc cường giáp có vấn đề về sinh sản.
Tuy nhiên, nếu điều trị kịp thời, khả năng làm mẹ vẫn rất cao. Do đó, bạn cần phát hiện sớm và chữa trị đúng cách thì căn bệnh này không đáng lo ngại.
Điều trị cường giáp có ảnh hưởng đến thai nhi?
Tỷ lệ phụ nữ mang thai mắc bệnh này khá hiếm chỉ chiếm 0.5%. Nhưng nếu mắc bệnh cường giáp trong giai đoạn mang thai, việc điều trị bằng thuốc có thể sẽ gây dị tật bẩm sinh nguy hiểm cho thai nhi. Việc điều trị tuyến giáp cần có chỉ định của bác sĩ, bạn không nên tự mình uống thuốc hay điều trị tại gia.
Các loại thuốc điều tiết tuyến giáp đi vào dạ con, ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi, có thể làm nguy hiểm cho thai nhi. Bởi vậy, khi bị bệnh, bạn cần theo dõi, kiểm tra cẩn thận để tránh các biến chứng về sau.