Sau khi sinh con, rất nhiều mẹ phải đối mặt với tình trạng viêm tuyến sữa. Viêm tuyến sữa chủ yếu là do vi khuẩn dạng hóa mủ gây nên và thường gặp ở sản phụ lần đầu sinh con. Trong quá trình cho con bú, đầu vú bị rách khiến vi khuẩn xâm nhập và gây viêm mủ. Vậy có nên cho con bú khi bị viêm tuyến sữa không? Câu hỏi được Coolmom giải đáp trong bài viết dưới đây.
Những biểu hiện của viêm tuyến sữa
Bạn có thể dễ dàng phát hiện ra tình trạng viêm tuyến sữa thông qua các biểu hiện dưới đây:
- Khi chạm vào vùng da trên ngực bị sưng, bạn cảm thấy nóng và khi ấn tay vào sẽ đau.
- Chỗ sưng trên ngực thường có màu đỏ, nhưng nếu bạn có làn da sẫm màu sẽ khó nhận ra hơn, do đó hãy chú ý hơn đến làn da vùng ngực.
- Trên ngực xuất hiện khối u và nổi thành cục cứng.
- Vú đau buốt và mức độ đau tăng dần khi cho con bú.
- Cảm giác mệt mỏi, nhức đầu, buồn nôn và nôn, thậm chí sốt, ớn lạnh.
- Núm vú tiết dịch bất thường, dịch có màu trắng hoặc lẫn thêm máu nếu đầu ngực bị nứt.
Mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến sữa không?
Câu trả lời là có, nhiễm trùng tuyến sữa không thể lây sang trẻ thông qua sữa, do đó mẹ vẫn có thể cho con bú bình thường. Mặt khác, sữa mẹ còn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất và có tác dụng bảo vệ trẻ khỏi các bệnh nhiễm trùng.
Trên thực tế, bạn sẽ cảm thấy khó chịu và đau khi cho con bú, nhưng đó lại là cơ hội để giảm tình trạng tắc tia sữa. Khi có biểu hiện của viêm tuyến sữa, bạn nên cho bé tích cực bú hơn. Bằng cách này sẽ hạn chế tình trạng sữa còn dư trong bầu ngực, giảm nguy cơ viêm nhiễm.
Những bài thuốc dân gian giúp mẹ giảm tình trạng viêm tuyến sữa
Tron trường hợp mẹ không muốn dùng thuốc tây trong quá trình cho con bú thì có thể tham khảo những bài thuốc dân gian sau đây:
- Đốt núm bí ngô 15 cái, mỗi lần uống hòa cùng 2 cái cùng với rượu trắng, uống 2 lần mỗi ngày vào sáng và tối. Loại thuốc này nên uống vào giai đoan đầu vú nhọt.
- Dùng 15gram hạt quýt đem rang và bỏ vào rượu đun ấm, sau đó uống để chữa nhọt vú mới phát triển.
- Sắc nước lá kiều mạch tươi uống mỗi ngày để giảm tình trạng viêm tuyến sữa.
- Hầm 50gram rau kim châm khô với 250gram thịt nạc hoặc nấu 100gram rau kim châm tươi với móng lợn ăn hàng ngày để chữa viêm tuyến sữa, tình trạng sữa không xuống.
- Làm mặt nạ đắp bằng cách giã nát khoai lang trắng với rau diếp cá tươi, đắp vào chỗ bị viêm, đắp tới khi nóng cục bộ thì thay. Thời gian đắp liên tiếp trong vài ngày để chữa cho tình trạng viêm tuyến sữa sưng trướng chảy mủ.
Cần lưu ý gì khi gặp tình trạng viêm tuyến sữa
Trong quá trình bị viêm tuyến sữa mẹ nên kiêng một số điều nhất định để đem lại kết quả tốt như:
Tăng cường ăn các thực phẩm lợi sữa như quýt, cà chua, mướp, dưa chuột, canh đậu đổ, củ ngó sen, đu đủ… Đồng thời kết hợp với các đồ ăn có tính chất mát như diếp cá, canh đậu phụ, cá diếc…
Thường xuyên thực hiện vệ sinh vùng ngực trước và sau khi cho con bú, đặc biệt những vùng dễ tích tụ vi khuẩn gây viêm nhiễm như các khe ở đầu ti, gần các vết thương hở.
Kiêng các thực phẩm tanh, không ăn mặn, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ngọt và cay.
Xuất hiện các hiện tượng như vú sưng cứng, ấm bóng và nổi cộm khi sờ vào, luôn cảm thấy mệt mỏi, ớn lạnh và khó thở, dùng thuốc quá 4 ngày mà vẫn chưa thấy có dấu hiệu thuyên giảm thì nên đến các trung tâm y tế để được can thiệp.
Viêm tuyến sữa không quá nguy hiểm, nhưng bạn vẫn cần cẩn thận để tránh ảnh hưởng đến việc cho con bú và sức khoẻ của mình.
Xem thêm: Một số thực phẩm giúp bạn săn chắc vòng một sau sinh