Băng huyết sau sinh là tình trạng chảy máu âm đạo sau khi sinh con. Đây là một tình trạng nghiêm trọng và có thể dẫn đến tử vong. Một số dấu hiệu cơ bản của băng huyết sau sinh là chóng mặt, mờ mắt, ngất xỉu,… Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể giúp bệnh nhân hồi phục hoàn toàn. Dưới đây, Coolmom sẽ chia sẻ một số thông tin về băng huyết sau sinh. Các mẹ cùng tham khảo nhé!
1. Băng huyết sau sinh là gì?
Mặc dù mất máu trong quá trình sinh nở là điều bình thường nhưng băng huyết sau sinh còn nghiêm trọng hơn nhiều. Khoảng 1/5 phần trăm phụ nữ bị băng huyết sau sinh. Và tình trạng này xảy ra nhiều với các ca sinh mổ. Do bị mất máu quá nhiều, băng huyết sau sinh có thể kiến cơ thể bạn bị tụt huyết áp. Các cơ quan có thể không nhận được đủ lưu lượng máu, khiến mẹ bị sốc và có thể tử vong.
Tình trạng băng huyết thường xảy ra trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh. Hoặc muộn hơn sẽ là từ 24 giờ đến 12 tuần sau khi sinh. Khi tình trạng chảy máu được phát hiện sớm và điều trị nhanh chóng sẽ dễ dẫn đến kết quả thành công hơn.
2. Nguyên nhân gây ra băng huyết sau sinh
Sau khi sinh em bé, bình thường tử cung sẽ tiếp tục co bóp và đẩy nhau thai ra ngoài. Các cơn co thắt sau đó giúp tạo áp lực lên các mạch chảy máu nơi nhau thai bám trong tử cung của mẹ. Nhau thai phát triển trong tử cung của mẹ và cung cấp thức ăn, oxi cho em bé qua dây rốn. Nếu tử cung không co bóp đủ mạnh, các mạch máu này sẽ chảy máu tự do và xuất huyết. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến hiện tượng băng huyết sau sinh
Trong quá trình thực hiện mổ lấy thai, có thể tử cung của mẹ bị chấn thương gây chảy máu. Các công cụ như kẹp, hút chân không có thể làm tăng nguy cơ này. Đôi khi, một khối máu tụ có thể hình thành ở một vùng kín, khó phát hiện. Các khối máu này gây chảy máu sau vai giờ hoặc vài ngày sau sinh.
Nếu mẹ bị chứng rối loạn đông máu hoặc tình trạng mang thai như sản giật, nó có thể cản trở khả năng đông máu của cơ thể mẹ. Điều này có thể làm cho ngay cả một vết thương nhỏ cũng không thể kiểm soát máu được.
3. Các triệu chứng của hiện tượng băng huyết sau sinh
Một số phụ nữ có nguy cơ bị băng huyết sau sinh cao hơn những người khác. Mỗi người có thể gặp các triệu chứng khác nhau. Các triệu chứng có thể bao gồm:
- Chảy máu không kiểm soát từ âm đạo;
- Tụt huyết áp hoặc có dấu hiệu sốc: nhìn mờ, ớn lạnh, da sần sùi,… hoặc cảm thấy như sắp ngất xỉu;
- Buồn nôn (cảm thấy đau bụng) hoặc nôn nao;
- Da nhợt nhạt;
- Giảm số lương hồng cầu;
- Sưng và đau các mô ở vùng âm đạo và tầng sinh môn. (Tầng sinh môn là khu vực giữa âm đạo và trực tràng).
Các triệu chứng của băng huyết sau sinh có thể giống với các tình trạng bệnh khác. Để đảm bảo sức khỏe của mình, các mẹ hãy luôn hỏi ý kiến của bác sĩ khi có bất kỳ dấu hiệu nào.
Sau sinh, mẹ có thể làm các xét nghiệm máu để đo lượng hồng cầu và các yếu tố đông máu. Bên cạnh đó, hãy siêu âm để có được hình ảnh chi tiết về tử cung và các cơ quan khác của mẹ. Hãy nhớ theo dõi liên tục nhịp tim và huyết áp để có thể phát hiện vấn đề một cách nhanh nhất.
4. Hồi phục sức khỏe sau băng huyết
Sau sinh, tùy thuộc vào lượng máu đã mất, sự phục hồi sẽ khác nhau đối với tất cả mọi người. Thông thường, bạn sẽ cần thời gian phục hồi sau sinh. Các bác sĩ sẽ xác định tình trạng sức khỏe của mẹ đưa ra phương án điều trị phù hợp.
- Lịch sử sức khỏe của mẹ, sức khỏe tổng thể trước, trong và sau khi sinh;
- Mức độ nghiêm trọng của hiện tượng băng huyết sau sinh;
- Khả năng chịu đựng của mẹ đối với các loại thuốc và phương pháp điều trị khác nhau.
Chế độ dinh dưỡng lúc nào cần được nâng cao hơn bất cứ khi nào. Các mẹ nên uống nhiều nước và nghỉ ngơi nhiều nhất có thể. Để giúp phục hồi sức khỏe, các mẹ có thể uống bổ sung thêm các loại Vitamin và chất bổ sung sắt theo chỉ định của bác sĩ.
Mất máu quá nhiều có thể gây ra một số biến chứng. Các biến chứng dễ nhận biết như tăng nhịp tim, thở nhanh và giảm lưu lượng máu. Những triệu chứng này có thể hạn chế lưu lượng máu đến gan, não, tìm hoặc thân của mẹ và dẫn đến sốc. Cách tốt nhất để ngăn ngừa tình trạng này chính là tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ trong suốt quá trình mang thai. Việc chia sẻ tình trạng sức khỏe của mẹ với bác sĩ là vô cùng quan trọng.
Băng huyết sau sinh có thể khá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu nhanh chóng phát hiện và điều trị, cơ thể mẹ hoàn toàn có thể phục hồi như trước khi mang thai. Chăm sóc sức khỏe của mẹ trước, trong và sau thai kì là điều hết sức quan trọng. Phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp mẹ ngăn ngừa các biến chứng sau này. Coolmom chúc mẹ sẽ có một sức khỏe tốt sau sinh và có hành trình làm mẹ thật tuyệt vời.
Xem thêm: Mẹ nên làm gì để giảm cơn đau tử cung sau sinh an toàn