Kinh nguyệt của phụ nữ thay đổi sau khi sinh con là điều hết sức bình thường. Một số mẹ cảm thấy kỳ kinh nguyệt nặng nề hơn, một số lại cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Tất cả đều có những dấu hiệu để mẹ nhận biết rằng mình có bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh hay không. Trong bài viết dưới đây, Coolmom sẽ đề cấp đến những kiến thức mẹ cần biết về hiện tượng rối loạn kinh nguyệt sau sinh.
1. Rối loạn kinh nguyệt sau sinh là gì?
Rối loạn kinh nguyệt sau sinh là hiện tượng mẹ không có kinh nguyệt trở lại sau khi đã sinh con hoặc chu kỳ diễn ra bất thường, lúc có lúc không, máu kinh ra ồ ạt hoặc rất ít, thay đổi màu sắc,… Trong một số trường hợp, đây chính là dấu hiệu cảnh báo vấn đề về sức khỏe phụ khoa. Chình vì vậy sau khi sinh con, mẹ cần đặc biệt chú ý đến những thay đổi bất thường của cơ thể.
2. Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt sau sinh
Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt sau sinh có thể do:
- Quá trình mang thai. Trong suốt quãng thời gian 9 tháng mang thai, cơ thể mẹ có nhiều sự thay đổi để thích nghi với sự phát triển từng ngày của em bé. Song song quá trình đó, cơ thể mẹ cũng phải liên tục làm việc để tạo ra nguồn sữa sau này cho con.
- Trước khi mang thai, mẹ bị mất cân bằng hormone. Đây có thể là một trong những nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt.
- Mất cân bằng nội tiết tố sau sinh. Sau sinh, cơ thể mẹ cần thời gian để hồi phục hoàn toàn. Áp lực chăm con có thể khiến mẹ bị căng thẳng, stress, bản thân cáu gắt, buồn chán, gây rối loạn hormone nội tiết, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, gây rối loạn kinh nguyệt.
- Cho con bú. Việc cho con bú hoàn toàn có khả năng ức chế quá trình rụng trứng cũng như làm chậm kinh. Phụ nữ đang cho con bú hoàn toàn có thể có kinh trở lại sau 6 tháng hoặc /muộn hơn. Phụ nữ không cho con bú có thể có kinh sau khoảng 6 tuần.
3. Dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt sau sinh
Sau sinh, mẹ phải mất một khoảng thời gian để cơ thể hồi phục và kinh nguyệt trở lại bình thường. Nếu có các dấu hiệu dưới đây, mẹ đang gặp phải chứng rối loạn kinh nguyệt và cần có những biện pháp điều trị.
- Kinh nguyệt không đều, xuất hiện bất thường, tháng có tháng không.
- Thời gian kỳ kinh thất thường, kinh nguyệt vón cục, thay đổi màu sắc, có mùi hôi, lượng máu kinh quá ít hoặc quá nhiều.
- Núm vú đau tức, khó chịu, cơ thể mệt mỏi, đau lưng và đau bụng dưới dữ dội hơn bình thường.
- Đau bụng dưới kéo dài từ 3 – 7 ngày liên tục đi kèm với cảm giác quằn quại. Đây là dấu hiệu cảnh báo chứng rối loạn kinh nguyệt sau sinh nguy hiểm hay liên quan đến bệnh phụ khoa. Mẹ cần tham khám bác sĩ để có biện pháp điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này.
- Vùng kín xuất hiện tình trạng đau, ngứa, rát, sưng, máu ra một các bất thường, đặc biệt là sau khi quan hệ tình dục.
Với tất cả những triệu chứng nói trên, các mẹ cần phải đặc biệt chú ý, không tự mua thuốc hay sử dụng bất cứ phương pháp điều trị chưa chính thống nào. Cách tốt nhất và an toàn chính là tìm đến các cơ sở y tế, phòng khám chuyên khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và có biện pháp khắc phục phù hợp nhất.
4. Một số cách chữa rối loạn kinh nguyệt sau sinh
Có nhiều người mẹ đã vô cùng lo lắng về hiện tượng tối loạn kinh nguyệt sau khi sinh con. Tuy nhiên, mẹ có thể thực hiện một số cách sau để cải thiện, chữa trị tình trạng này nhé!
- Thay đổi chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý.
- Tích cực tập thể dục thể thao giúp tinh thần thoải mái, giảm cân sau sinh.
- Tránh để bản thân rơi vào trạng thái căng thẳng, stress, giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ, trò chuyện với con và các thành viên trong gia đình nhiều hơn.
- Tuyệt đối không sử dụng thuốc tránh thai vì có nhiều tác dụng phụ có thể làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
- Không sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá, …
- Bổ sung estrogen trực tiếp. Việc bổ sung nội tiết tố cho cơ thể phải đúng cách, đúng liều lượng. Vì vậy, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.
Sẽ không có mốc thời gian cụ thể nào cho việc kỳ kinh nguyệt trở lại bình thường. Mỗi người mẹ có một cơ địa khác nhau, sức khỏe sau sinh khác nhau, vì vậy, mẹ không nên lo lắng quá về vấn đề kinh nguyệt sau sinh. Coolmom hi vọng mẹ sẽ dành nhiều thời gian chăm sóc sức khỏe bản thân thật tốt. Có như vậy thì sức khỏe mới nhanh chóng phục hồi như trước khi mang thai, mọi vấn đề sinh lý cũng theo đó mà trở lại bình thường.
Xem thêm: 4 cách hiệu quả giúp mẹ nhanh hết sản dịch sau sinh