Không có bất kỳ ai mới sinh ra đều đã trở thành cha mẹ và cũng không có lớp học nào có thể dạy hết những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho một người mẹ khi nuôi và chăm sóc con. Vậy để bớt bỡ ngỡ hơn trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh, Coolmom sẽ hướng dẫn mẹ những lưu ý khi lần đầu làm mẹ cơ bản nhất trong bài viết dưới đây.
Hướng dẫn mẹ cách bế trẻ sơ sinh đúng và an toàn
Niềm hạnh phúc lớn lao nhất của một người mẹ đó là được ôm con vào lòng, được ngắm nhìn con ngủ, được cưng nựng đôi má xinh xắn, đôi tay mềm mại của con. Tuy nhiên với những người mới lần đầu làm cha mẹ, có lẽ một trong những kỹ năng “khó nhằn nhất” đó chính là bế con.
Điều này là vô cùng dễ hiểu vì trẻ sơ sinh còn rất yếu và bé. Chỉ cần một hành động vô ý, không cẩn thận của cha mẹ, của người lớn cũng có thể khiến trẻ bị tổn thương. Chính vì vậy, để chăm bé an toàn, điều mà mẹ cần học đầu tiên đó chính là bế bé.
Khi này để bế bé đúng và an toàn, mẹ hãy giữ một tay của mình ở dưới cổ bé để nâng đỡ, tay còn lại hãy đặt dưới hông bé. Kế đó, hãy bế bé sát vào ngực để bé có cảm nhận được an toàn và hơi ấm của mẹ.
Hãy chăm sóc sức khỏe của mình tốt nhất, đặc biệt là trong vòng 30 ngày sau sinh
Sau sinh mẹ bỉm thường rất mệt mỏi cả về thể chất lẫn tinh thần. Điều này sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng sữa mẹ, ảnh hưởng tới quá trình chăm sóc con.
Chính vì vậy để trẻ sơ sinh được khỏe mạnh và phát triển tốt, mẹ hãy chăm sóc cho bản thân mình thật tốt, đặc biệt là trong vòng 30 ngày sau khi sinh. Lúc này, mẹ cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi của mình. Hãy nghỉ ngơi nhiều nhất có thể, bổ sung dưỡng chất cân đối và phù hợp để cơ thể được hồi phục nhanh chóng, có đủ sức khỏe để chăm con.
Những lưu ý khi lần đầu làm mẹ: Cách quấn tã cho bé
Quấn khăn, tã cho trẻ sơ sinh cũng là một trong những kỹ năng cơ bản mà mẹ bỉm sữa cần biết trong lần đầu làm mẹ. Sở dĩ như vậy vì quấn tã đúng cách sẽ giúp bé yêu của mẹ bình tĩnh và thoải mái hơn, bớt sợ hãi khi đến với môi trường sống mới.
Khi này, mẹ hãy đặt khăn theo hình thoi rồi gấp góc trên của khăn và đặt em bé vào đó. Tiếp đó mẹ hãy kéo một góc khăn bên cạnh qua ngực và cả tay của bé. Kéo cạnh dưới của khăn bọc lấy chân và gài vào phần trước ngực trẻ. Cuối cùng, cạnh khăn còn lại mẹ hãy quấn vòng qua người bé và gài lại chắc chắn.
Cách bế bé bú
Một trong những lưu ý khi lần đầu làm mẹ an toàn đó mà mẹ cần nắm được đó chính là bế bé bú. Trên thực tế, mẹ có thể bế bé bú theo nhiều cách khác nhau. Nhưng tốt nhất, mẹ hãy lựa chọn cách bế bé bú sao cho mang tới sự thoải mái nhất cho chính mẹ và em bé nhà mình.
Những lưu ý khi lần đầu làm mẹ: Vỗ ợ hơi cho bé
Trẻ trong những năm tháng đầu đời chưa biết cách tự ợ hơi. Khi này, bé rất cần sự hỗ trợ của cha mẹ để cảm thấy thoải mái hơn sau mỗi lần bú sữa, tránh nôn trớ, đầy bụng.
Để vỗ ợ hơi cho bé, mẹ hãy ôm bé sát vào ngực mình, phần cằm bé đặt trên vai mẹ. Một tay mẹ vòng ra sau lưng bé để giữ cố định đầu, vai cho bé. Tay còn lại mẹ hãy nhẹ nhàng xoa hoặc khum lại vỗ vào lưng bé đến khi bé ợ hơi.
Massage cho bé
Việc massage sẽ giúp cho hệ xương và cơ của bé khỏe mạnh hơn, giúp bé yêu cảm thấy thoải mái hơn. Vậy nên để chăm sóc con được tốt nhất, một trong những lưu ý khi lần đầu làm mẹ an toàn đó chính là cần biết cách massage cho con.
Để massage cho bé, quy tắc đầu tiên mà mẹ cần nắm được đó chính là không thực hiện trước hoặc sau khi bé vừa ăn xong. Khi này, mẹ hãy đặt bé nằm trên một chiếc chăn hoặc đệm phẳng, thoải mái rồi sử dụng các loại tinh dầu thực vật để massage.
Thứ tự massage nên bắt đầu từ chân, tay rồi tới ngực và cuối cùng là lưng. Mẹ nên massage cho bé mỗi ngày để bé yêu lúc nào cũng cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và dễ chịu nhất nhé.
Những lưu ý khi lần đầu làm mẹ: Cách tắm cho bé
Với trẻ sơ sinh, mẹ lưu ý nên tắm cho bé thật nhanh. Trước khi tắm, mẹ cần kiểm tra nhiệt độ của nước thật cẩn thận. Mẹ có thể lựa chọn tắm thả bé hoặc tắm từng phần.
Trước tiên, mẹ hãy lau mặt cho bé. Tiếp đó tắm vùng lòng bàn tay, ngực, bụng, lưng. Kế đó, mẹ hãy lau tới vùng đùi, mông, bàn chân, cuối cùng là bộ phận sinh dục của trẻ.
Trong 1 tuần đầu sau khi sinh, mẹ lưu ý không nên làm ướt rốn của trẻ. Sau khi tắm xong, hãy lau khô người cho bé rồi mặc quần áo và quấn tã đầy đủ. Cuối cùng, mẹ có thể gội đầu và lau vùng tai cho bé yêu.
Hướng dẫn mẹ cho bé ngủ
Mẹ hãy rèn cho bé nếp ngủ tốt ngay từ khi còn nhỏ. Điều này mới đầu sẽ khá khó khăn nhưng về lâu dài, đó lại là thói quen tốt, giúp bé ăn ngủ khoa học hơn, giúp cha mẹ có nhiều thời gian nghỉ ngơi.
Khi này, mẹ hãy tạo cho con môi trường ngủ phù hợp bằng cách giữ phòng sáng vào ban ngày và tối mờ và buổi đêm. Điều đó sẽ giúp bé không bị lẫn lộn giữa ngày với đêm và dần hình thành thói quen đi ngủ khi cha mẹ tắt điện.
Ngoài ra trong khi bé đang ngủ, cha mẹ không nên hôn hay nói chuyện với bé. Hãy thật kiên nhẫn rèn cho bé thói quen đi ngủ đúng giờ đúng giấc mẹ nhé.
Hướng dẫn mẹ cách thay tã, bỉm cho bé
Một trong những lưu ý khi lần đầu làm mẹ đó chính là vấn đề thay tã, bỉm cho trẻ. Trẻ khi chưa rụng rốn, cha mẹ không nên để mép tã cao quá rốn của bé. Điều này sẽ tránh cho chất thải của bé không dây vào rốn gây nhiễm trùng…
Ngoài ra, cha mẹ cũng cần chú ý tới quy trình lau mông cho bé. Hãy lau vết bẩn cho bé từ trước ra sau để tránh tình trạng viêm nhiễm, đặc biệt là với các bé gái. Sau khi lau, rửa mông cho bé, mẹ hãy thấm thật khô mông rồi mới mặc tã, bỉm để tránh bị hăm, đỏ rát…
Hãy tạo mối liên kết giữa mẹ và bé
Sợi dây liên kết giữa mẹ và bé là điều không cần bàn cãi gì thêm. Tuy nhiên, mẹ có thể khiến mối liên hệ đó trở nên bền vững hơn bằng cách duy trì thói quen trò chuyện, da kề da với bé.
Cụ thể, mẹ có thể thường xuyên nhìn vào mắt bé và nói chuyện, có thể hát ru và chơi đùa cùng bé… Dù là theo cách nào, hãy truyền cho bé những thứ cảm xúc vui vẻ nhất để bé khỏe mạnh lớn lên với sự hạnh phúc trong mỗi ánh mắt, nụ cười của mình.
Trên đây là những lưu ý khi lần đầu làm mẹ. Ngoài ra, trong thực tế để nuôi dạy một đứa trẻ lớn lên, mẹ sẽ cần học thêm rất nhiều điều khác nữa. Tuy nhiên mẹ đừng vì vậy mà tạo quá nhiều áp lực cho mình. Coolmom tin rằng với tình yêu vĩ đại của mình, mẹ bỉm có thể hoàn thành tốt vai trò làm mẹ để con yêu khôn lớn, trưởng thành và hạnh phúc lớn lên.
>> Xem thêm: Phụ nữ sau sinh thay đổi như thế nào?