Tai biến sau sinh là hiện tượng thường liên quan tới nhau thai, buồng tử cung, vết mổ… Đây là một điều rất quan trọng mà mẹ cần lưu ý sau sinh. Việc đảm bảo sự an toàn cho mẹ được đặt lên hàng đầu đồng thời trong quá trình sinh đẻ cần để ý những nguy cơ có thể xảy ra tai biến sau sinh của mẹ và bé. Cùng Coolmom liệt kê một số tai biến thường gặp trong bài viết dưới đây.
Các tai biến thường gặp sau sinh
Trên cơ thể của người mẹ, biến chứng sau sinh có thể xảy ra ở vết rạch tầng sinh môn (đối với sinh thường). Bên cạnh đó nó có thể xảy ra tại vết mổ đẻ (đối với các trường hợp sinh mổ). Các biến chứng tại buồng tử cung và các biến chứng khác có liên quan đến nhau thai.
1. Tai biến sau sinh: Nhau thai không bong
Nhau thai không bong thường xảy ra trong vòng 30 phút sau khi sổ thai. Hiện tượng này thường gặp sau dùng biện pháp tích cực trong giai đoạn 3 của chuyển dạ mà không có kết quả.
Biểu hiện: Nhau thai vẫn bám chặt vào tử cung, không có hiện tượng chảy máu. Một số trường hợp nhau thai cài răng lược bán phần. Nhau thai không bong hoàn toàn sau khi thai sổ ra ngoài. Vì vậy có thể kèm theo chảy máu nhiều hay ít tùy thuộc vào diện nhau thai bong rộng hay hẹp. Nếu là rau cài răng lược toàn phần thường không gây chảy máu.
2. Băng huyết
Hiện tượng máu chảy dữ dội trong âm đạo ra ngoài gọi là hiện tượng băng huyết. Nó thường gặp trong vòng 24h sau khi sinh. Đây là một trong những tai biến sản khoa thường gặp trên lâm sàng, chiếm phần trăm cao gây ra tình trạng tử vong sau sinh.
Băng huyết xảy ra phần lớn nguyên nhân xuất phát từ việc cơ tử cung của người mẹ không co lại sau sinh. Do dị dạng tử cung hay thai to, có các khối u xơ trong buồng tử cung…Băng huyết cũng có thể bị gây nên bởi bánh rau.
Biểu hiện: Bị chảy máu liên tục trong 24 giờ đầu kèm theo các biểu hiện khác. Ví dụ như mạch nhanh, huyết áp tụt, chóng mặt, da tái nhợt, vã mồ hôi, khát nước… Băng huyết sau sinh có thể dẫn đến nguy cơ choáng do giảm thể tích tuần hoàn. Thậm chí có thể gây suy thận hay suy đa nội tạng rồi tử vong.
3. Sót nhau thai hoặc màng nhau trong buồng tử cung – tai biến sau sinh
Nhau thai là phần liên kết giữa mẹ và thai nhi. Thông thường thì nhau thai sẽ bị đẩy hết ra ngoài trong nửa tiếng đầu do lực co bóp tử cung. Hiện tượng sót nhau có thể hiểu là do nhiều yếu tố tác động nên nhau thai không được đẩy hết ra ngoài mà còn sót lại một phần trong buồng tử cung.
Sót nhau có thể dẫn tới các vấn đề viêm nhiễm trong buồng tử cung. Thậm chí gây nên tình trạng băng huyết sau sinh dẫn tới nguy cơ tử vong.
Biểu hiện: Đau bụng âm ỉ, liên tục kèm cảm giác căng tức, tử cung co hồi kém, có thể mất máu dẫn tới choáng và mệt mỏi, nặng có thể sốc.
Cách phòng tránh tai biến sau sinh
Để tránh được các biến chứng xảy ra sau sinh liên quan đến nhau thai, mỗi ca sinh đặc biệt là đẻ thường đều cần phải được kiểm tra rau. Kiểm tra rau là một thao tác giúp quan sát đánh giá tất cả các vấn đề của nhau thai. Cần quan sát những vấn đề sau:
- Quan sát đánh giá màng rau xem đủ hay thiếu.
- Quan sát kiểm tra vị trí lỗ rách ối.
- Vị trí bám của dây rốn là bám cạnh, bám mảng hay bám trung tâm.
- Các mạch máu từ chân dây rốn đến bánh rau để có thể phát hiện được các múi rau phụ.
- Đối với trường hợp đa thai, cần quan sát phần bóc tách màng để đánh giá số lượng bánh rau.
Kiểm tra bánh rau:
- Kiểm tra các múi rau từ trung tâm đến xung quanh để xem có phần nào bị khuyết không.
- Chất lượng bánh rau là một yếu tố quan trọng để giúp tiên lượng các nguy cơ bệnh lý về sau như các ổ nhồi máu, rau bị xơ hóa hay trên bánh rau có các ổ bị lắng đọng canxi.
Kiểm tra dây rốn:
- Tình trạng thắt nút dây rốn.
- Kiểm tra mặt cắt của dây rốn để xem các mạch máu rốn.
- Đo độ dài dây rốn.
Bên cạnh việc kiểm tra dây rốn, các mẹ cần phải lưu ý một số điều để có thể hạn chế những tai biến trong và ngay sau sinh. Mẹ hãy đảm bảo sức khỏe thai kỳ của cả mẹ và bé, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng trong thai kỳ. Ngoài ra nên đi khám thai định kỳ theo đúng quy định. Mẹ lưu ý tới những địa điểm y tế uy tín để thực hiện sinh đẻ an toàn cho cả mẹ và bé.
Xem thêm: Một số cách giúp mẹ dễ dàng hơn trong quá trình sinh con