Sau khi sinh, người mẹ thường gặp tình trạng thiếu sắt, dẫn đến thiếu máu trong cơ thể. Việc bổ sung sắt là điều quan trọng để giúp vận chuyển oxy trong máu và tránh tình trạng thiếu máu. Vậy mẹ nên bổ sung sắt bằng những loại thực phẩm nào là hiệu quả? Hãy cùng Coolmom điểm qua những thực phẩm dưới đây để cho vào chế độ ăn hằng ngày mẹ nhé!
Thiếu sắt ảnh hưởng thế nào đến cơ thể mẹ sau sinh?
Tình trạng thiếu máu xảy ra nếu mẹ không bổ sung kịp thời sắt cho cơ thể. Điều này có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khoẻ của mẹ và trẻ sơ sinh. Cụ thể bao gồm:
- Cơ thể mẹ cảm thấy mệt mỏi, từ đó không đảm bảo được việc chăm sóc em bé mới sinh một cách tốt nhất.
- Gây ra những thay đổi về cảm xúc và nhận thức làm ảnh hưởng đến tương tác của mẹ và trẻ sơ sinh và giảm gắn kết giữa mẹ và bé. Qua đó cũng sẽ tác động tiêu cực đến hành vi và sự phát triển của trẻ.
- Không bổ sung sắt sau sinh khiến phụ nữ trở nên nóng nảy, cáu kỉnh và làm tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh.
Thiếu máu sau sinh được quyết định bởi rất nhiều nguyên nhân. Thực tế trong thời kỳ hậu sản (kéo dài khoảng 6 tuần sau khi sinh), nhu cầu bổ sung chất sắt của mẹ thường giảm so với khi mang thai. Thêm nữa, lượng sắt dự trữ trong cơ thể mẹ truyền qua sữa khi con bú là rất ít. Dù vậy thì người mẹ vẫn có nguy cơ thiếu sắt vì một số nguyên nhân như:
- Mẹ từng bị thiếu sắt trước và trong khi mang thai
- Lượng sắt bổ sung không được cơ thể mẹ hấp thụ đầy đủ
- Mất máu nhiều trong khi sinh con.
Những dấu hiệu mẹ phải lưu ý để bổ sung sắt kịp thời sau sinh
Mệt mỏi là dấu hiệu thường thấy khi mẹ có lượng sắt thấp. Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn sẽ xuất hiện một số triệu chứng khác như:
- Thân nhiệt thấp, tay chân lạnh
- Chóng mặt
- Cảm thấy yếu ớt
- Móng tay giòn, da nhợt nhạt
- Rối loạn nhịp tim, khó thở, tức ngực
- Nhức đầu, ù tai
- Thay đổi khẩu vị
Thực đơn bổ sung sắt cho mẹ sau sinh
1. Bổ sung sắt sau sinh bằng gan
Một trong những sản phẩm giàu sắt nhất phải kể tới là gan. Loại thực phẩm này có thể áp ứng được 80% nhu cầu sắt của một người bình thường và 35% sắt của mẹ sau sinh
Nhưng mẹ lưu ý chỉ nên ăn gan 1 bữa 1 tuần và chọn thực phẩm có nguồn gốc sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu ăn nhiều có thể nhiễm ký sinh trùng, trúng độc, thừa cholesterol, bị ngộ độc vitamin A,…
2. Bổ sung sắt sau sinh bằng trứng
Trong 100g trứng gà có chứa 2,7mg sắt và nhiều DHA. Việc bổ sung sắt sau sinh và DHA thông qua trứng giúp sản phụ giảm nguy cơ bị trầm cảm sau sinh.
3. Thịt đỏ
Trong 100g thịt đỏ (thịt bò, dê, cừu,…) có chứa 270mg sắt. Ngoài ra, thịt đỏ còn có chứa nhiều protein, selen, và vitamin nhóm B. Mẹ sau sinh ăn nhiều thịt đỏ sẽ giữ được nhiều chất sắt hơn so với người không sử dụng thực phẩm này.
4. Bổ sung củ cải đường vào thực đơn hằng ngày
Một trong những loại thực phẩm giúp ngăn ngừa, cải thiện tình trạng thiếu máu hiệu quả là củ cải đường. Các dinh dưỡng trong củ cải đường tham gia vào quá trình kích hoạt, sửa chữa hồng cầu. Khi đã được kích hoạt, các tế bào hồng cầu sẽ có thể cung cấp nhiều oxy hơn cho các tế bào khác.
5. Quả chà là
Quả chà là chứa nhiều loại vi chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như sắt, canxi, magie, vitamin B6,… trong đó sắt có hàm lượng cao nhất. Bên cạnh đó, chất xơ có trong quả chà là còn giúp ngăn ngừa táo bón, hỗ trợ điều trị ung thư nếu được bổ sung khoảng 20 – 35g/ngày.
6. Thường xuyên ăn khoai tây
Một loại thực vật có chứa hàm lượng sắt cao là khoai tây. Trong 100g khoai tây có chứa khoảng 3,2mg sắt. Tuy nhiên, bạn cũng nên hạn chế ăn khoai tây chiên vì nó chứa nhiều dầu mỡ không tốt cho sức khoẻ. Một số cách chế biến khoai tây mà bạn có thể tham khảo như nướng, luộc, hấp, hầm,… vì sẽ vẫn đảm bảo được hàm lượng sẳt và tốt cho sức khoẻ.
7. Không thể bỏ qua thịt gà trong chế độ ăn
Thịt gà là nguồn cung cấp sắt tuyệt vời với 100g thịt có chứa 0.7mg sắt. Ngoài ra thịt gà còn có chứa nhiều protein rất cần thiết cho sức khỏe phụ nữ sau sinh.