Trứng vịt là món ăn phổ biến ở Việt Nam được nhiều người ưa chuộng vì có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, loại thức ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng này có phù hợp với những người mẹ sau sinh? Các mẹ cùng Coolmom đi tìm câu trả lời cho câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm nhất lúc này nhé: sau sinh ăn trứng vịt được không?
1. Giá trị dinh dưỡng của trứng vịt
Theo nghiên cứu từ các chuyên gia dinh dưỡng, trứng vịt có chứa một hàm lượng lớn chất dinh dưỡng. Tung bình, mỗi quả trứng vịt sẽ cung cấp cho cơ thể:
- Lượng calo: 130
- Tổng chất béo: 9,6 gram. Trong đó, chất béo bão hòa chiếm: 2,6 gram. Chất béo không bão hòa đa 0,9 gram và chất béo không bão hòa đơn chiếm: 4,6 gram.
- Chất xơ: 0 gram
- Chất đạm (protein): 9 gram
- Tổng Carbohydrate (chất tinh bột đường): 1 gram
- Natri: 102 mg
- Cholesterol: 884 mg
- Đường: 1 gram
- Kali: 155 mg
- Vitamin A đáp ứng được 9,4% nhu cầu vitamin A của cơ thể hằng ngày.
- Canxi trong trứng vịt đáp ứng được 3,4% nhu cầu canxi mỗi ngày.
- Lượng sắt trong trứng vịt cung cấp 15% lượng sắt cơ thể cần mỗi ngày.
2. Sau sinh ăn trứng vịt được không?
Với những thành phần dinh dưỡng kể trên, liệu rằng, phụ nữ sau sinh ăn trứng vịt được không? Câu trả lời là có, mẹ sau sinh có thể ăn trứng vịt bình thường. Chúng ta có thể kể đến một số tác dụng của trứng vịt đối với mẹ sau sinh như:
- Bổ sung nhiều Calo, Protein và chất béo, giúp tăng cường năng lượng cho các hoạt động thường ngày của mẹ.
- Lượng sắt dồi dào rất tốt cho máu, bù đắp lại lượng máu mà mẹ đã mất đi trong quá trình sinh con.
- Chứa nhiều loại Vitamin, giúp mẹ giảm căng thẳng, mệt mỏi,…
- Kết hợp ăn trứng vịt vùng gừng tươi và rau răm sẽ giúp cải thiện hiệu quả bệnh thiếu máu.
3. Một số lưu ý khi ăn trứng vịt sau sinh
Mặc dù chứa nhiều chất dinh dưỡng, nhưng nếu không được sử dụng đúng cách, chúng sẽ gây ra những tác hại ngược lại đối với cơ thể mẹ. Cụ thể:
- Trứng vịt có hàm lượng Cholesterol cao, nếu ăn thường xuyên sẽ khiến lượng Cholesterol trong cơ thể tăng cao, có hại cho máu.
- Ăn nhiều trứng vịt có thể gây dư thừa Vitamin A, gây vàng da.
- Trứng vịt có tính lạnh, ăn nhiều sẽ dễ dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu hoặc tiêu chảy.
Chính vì một số nguyên nhân này, các mẹ cần có một chế độ dinh dưỡng sau sinh cụ thể. Để đảm bảo, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về vấn đề này. Bởi sau sinh, hệ tiêu hóa của mẹ rất nhạy cảm. Một chế độ ăn uống được thiết kế riêng cho mẹ là điều cần thiết.
4. Một số thực phẩm nên hạn chế khi cho con bú
Bên cạnh câu hỏi mẹ sau sinh ăn trứng vịt lộn được không, chắc chắn mẹ còn muốn biết thêm những loại thực phẩm nên hạn chế khi cho con bú. Bởi trong thời điểm cho con bú, những thực phẩm mà mẹ hấp thu vào cơ thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của con.
Dưới đây là một số thực phẩm mẹ nên hạn chế khi cho con bú:
- Thức uống chứa Caffein. Thức uống này sẽ khiến em bé khó ngủ, quấy khóc.
- Chocolate. Trong Chocolate có chứ Theobromine, đây là một chất kích thích có thể gây gián đoạn giấc ngủ của con.
- Các loại cá chứa nhiều thủy ngân. Đây là một lời khuyên được đưa ra từ các chuyên gia hàng đầu. Một số loại cá chứa nhiều thủy ngân kể đến như: cá kiếm, cá thu vua, cá ngừ,…
Với những kiến thức chia sẻ trên, Coolmom hi vọng rằng đã giúp các mẹ giải đáp thắc mắc sau sinh ăn trứng vịt được không. Đồng thời, giúp các mẹ hiểu rõ về những lợi ích và tác hại của trứng vịt đối với sức khỏe mẹ nếu ăn đúng cách và sai cách. Coolomom chúc các mẹ sẽ có một hành trình hồi phục sức khỏe sau sinh thật hoàn hảo nhé!