Cua là thực phẩm giàu dưỡng chất, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn cua được. Vậy mẹ sau sinh ăn cua được không? Hãy để Coolmom trả lời cho mẹ biết qua bài viết dưới đây.
Giá trị dinh dưỡng có trong cua biển và cua đồng
Cua biển và cua đồng đều là những thực phẩm rất giàu dưỡng chất và thơm ngon. Với mỗi loại cua, giá trị dinh dưỡng mang tới cho người ăn cũng có sự khác biệt. Cụ thể như sau:
Dinh dưỡng trong cua đồng
Trong 100g cua đồng đã bỏ mai và bỏ yếm, giá trị dinh dưỡng mang lại cho người ăn như sau:
- Nước: 74.4g
- Protid: 12.3g
- Lipid: 3.3g
- Glucid: 2g
- Calo: 89g
- Canxi: 5040mg
- Photpho: 430mg
- Sắt: 4.7mg
- Các loại vitamin B1, B2 và vitamin PP khác…
Lượng protid trong cua rất tốt. Cụ thể, chất lượng protid trong cua đồng có chứa tới 8/10 acid amin cần thiết cho cơ thể.
Giá trị dinh dưỡng có trong cua biển
Cua biển có chứa hàm lượng protein cao, hơn nhiều so với các loại thịt và cá khác. Cụ thể, trong 100g cua biển có chứa:
- Acid Folate: 34.7mcg
- Vitamin B1: 0.1mg
- Kẽm: 7.6mg
- Đồng: 1.2mg
- Năng lượng:103 KCal
- Đạm: 17.5g
- Tinh bột: 7g
- Canxi: 141mg
- Kali: 322mg
- Sắt: 3.8mg
- Nước: 73.9g
- Chất béo: 600mg
- Photpho: 191mg
- Natri: 316mg
- Vitamin A: 36mcg
Với hàm lượng dưỡng chất như đã nói ở trên, cua biển không chỉ là thực phẩm mang lại giá trị dinh dưỡng cao trong thực phẩm mà cả y học, giúp cải thiện chất lượng xương khớp, bổ khí, thông kinh lạc…
Mẹ sau sinh ăn cua được không?
Với giá trị dinh dưỡng như đã nói ở trên, cả cua đồng và cua biển đều có giá trị dinh dưỡng cao. Hiện đây cũng là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người Việt với nhiều món ăn khác nhau như súp cua biển, miến xào thịt cua, mì Ý cua biển, canh cua rau đay, bún cua…
Vậy mẹ sau sinh ăn cua được không? Theo các nghiên cứu khoa học, cua không tốt với phụ nữ vừa sinh xong. Sở dĩ như vậy vì sau khi sinh, hệ tiêu hóa của mẹ còn yếu. Việc ăn cua có thể gây tình trạng đầy bụng và khó tiêu cho các mẹ khi này.
Phụ nữ sau sinh có được ăn cua ghẹ không? Nên ăn cua đồng hay cua biển
Qua phần trên của bài viết, các mẹ hẳn đã có câu trả lời cho câu hỏi sau sinh ăn cua được không. Tuy nhiên, để có câu trả lời chuẩn xác nhất cho thời điểm mà mẹ sau sinh có thể ăn cua, các mẹ hãy tham khảo thêm phần dưới đây.
- Cua đồng: Cua đồng có tính hàn cao, dễ gây tình trạng tiêu chảy và ngộ độc, đặc biệt là với mẹ sau sinh cơ thể còn đang rất yếu. Chính vì vậy, mẹ sau sinh không nên ăn cua đồng quá sớm. Thời điểm tốt nhất để các mẹ ăn cua đồng là 6 tháng sau khi sinh.
- Cua biển: So với cua đồng, cua biển lành tính hơn. Không những vậy, hàm lượng dinh dưỡng trong cua đồng còn rất phong phú, tốt cho cơ thể của mẹ và lợi sữa cho bé. Với cua biển, các mẹ có thể ăn sau 2 – 3 tháng tính từ thời điểm sinh con.
Như vậy với thông tin được cung cấp bên trên, chắc hẳn các mẹ cũng có câu trả lời cho câu hỏi “Sau sinh ăn canh cua được không?”. Thời điểm tốt nhất để mẹ bỉm có thể ăn canh cua đó là sau 6 tháng sinh con. Đây là lúc người mẹ đã được hồi phục về mặt sức khỏe, có đủ khả năng để hấp thụ toàn bộ những dinh dưỡng trong cua mà không lo làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa hay cơ thể.
Sau sinh ăn cua được không và lưu ý cần biết
Sau khi đã đưa ra cho các mẹ câu trả lời về việc sau sinh ăn cua được không, phần dưới đây của bài viết sẽ nêu ra những lưu ý mà mẹ cần tránh về việc ăn cua sau khi sinh. Cụ thể như sau:
- Mẹ không nên ăn cua đã để qua đêm vì thịt cua sau khi chế biến rất dễ bị ôi thiu, bị biến chất, nhiễm khuẩn. Khi này nếu mẹ bỉm không may ăn phải sẽ rất dễ bị đau bụng đi ngoài, làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của mẹ và sức khỏe của bé.
- Mẹ bỉm không nên ăn cam, quýt hoặc uống sữa ngay sau khi vừa ăn cua xong. Sở dĩ như vậy vì trong những thức quả đó có chứa rất nhiều vitamin C. Thành phần này nếu kết hợp với Asen Pentavenlent trong cua sẽ tạo thành chất độc, làm ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ, thậm chí có thể gây tử vong. Trong khi đó, sữa lại có vị ngọt, khi kết hợp với vị tanh của cua rất dễ gây nên tình trạng khó chịu và buồn nôn.
- Các mẹ nên hạn chế ăn cua vào bữa tối. Sở dĩ như vậy vì trong cua có chứa nhiều canxi, nếu ăn vào ban đêm sẽ khiến cơ thể bị quá tải, không thể hấp thụ và đào thải được. Điều này kéo dài sẽ khiến hoạt động của thận và đường tiết niệu bị ảnh hưởng, gây nguy cơ sỏi thận.
Mẹ bỉm sữa nào không nên ăn cua sau sinh?
Mẹ sau sinh ăn cua được không? Câu trả lời là có nhưng tối thiểu phải sau 2 – 3 tháng sinh con, mẹ bỉm mới có thể ăn cua biển. Ngoài ra, không phải mẹ bỉm nào cũng có thể ăn cua sau sinh. Có một số đối tượng như sau không nên ăn cua, bao gồm:
- Những mẹ bỉm có thể trạng hàn.
- Mẹ bỉm đang uống thuốc.
- Mẹ bỉm có tiền sử mắc các bệnh về tim mạch.
Trên đây là những thông tin liên quan tới câu hỏi “Sau sinh ăn cua được không?”. Hy vọng với chia sẻ trên đây của Coolmom, mẹ bỉm có thể bổ sung cua cho cơ thể một cách hợp lý nhất, giúp mẹ luôn khỏe mạnh trong hành trình nuôi con.
>> Xem thêm: Top 10 loại thực phẩm tốt cho phụ nữ sau sinh phục hồi sức khỏe