Đồ ăn từ gạo nếp là món ăn khoái khẩu của rất nhiều chị em phụ nữ. Tuy nhiên có nhiều ý kiến cho rằng sau sinh mổ mẹ bỉm không nên ăn đồ nếp để tránh làm ảnh hưởng tới vết mổ đẻ. Vậy thực tế ý kiến đó có đúng không? Mẹ sau sinh mổ kiêng đồ nếp bao lâu? Hãy để Coomom trả lời những thắc mắc trên cho mẹ qua bài viết dưới đây nhé.
Dinh dưỡng có trong những món đồ nếp
Sau sinh mổ kiêng đồ nếp bao lâu là thắc mắc của rất nhiều mẹ bỉm sữa hiện nay. Trước khi tìm câu trả lời cho câu hỏi này, bạn hãy tìm hiểu về dinh dưỡng có trong những món đồ nếp là gì nhé.
Cụ thể, đồ nếp và xôi là món ăn chứa rất nhiều dưỡng chất. Xôi nếp sở hữu lượng tinh bột cao, có thể cung cấp năng lượng chính cho mỗi bữa ăn của mẹ. Theo thống kê, cứ 100gr đồ nếp sẽ có chứa những thành phần dinh dưỡng với hàm lượng như sau:
- 348 kcal
- 8,4g protein
- 1,6g chất béo
- 16mg canxi
- 1,2mg sắt
- 2,2mg kẽm
- 2,7mg vitamin B.
Với hàm lượng sắt cao, xôi nếp là nguồn bổ sung máu cho mẹ rất tốt. Bên cạnh đó, ăn các món đồ nếp còn chắc bụng và no lâu, giúp mẹ tiết sữa nhiều hơn, sữa đặc hơn.
Ngoài ra, chất xơ có trong các món đồ nếp là chất xơ không hòa tan. Chính vì vậy, ăn đồ nếp còn giúp ngăn ngừa ung thư trực tràng rất hiệu quả.
Sau sinh ăn nếp được không?
Xôi nếp là món ăn rất giàu dưỡng chất, giúp bổ sung năng lượng và các loại vitamin, khoáng chất cho cơ thể bạn. Tuy nhiên liệu mẹ bỉm sau sinh ăn nếp được không?
Câu trả lời là Có
Mẹ nên cân đối lượng đồ nếp sao cho phù hợp nhất. Ví dụ mẹ có thể xen kẽ việc ăn xôi nếp giữa các ngày trong tuần để đổi khẩu vị và tránh gây ngán. Ngoài ra, mẹ cũng có thể tham khảo kết hợp gạo nếp với một số loại hạt như đậu xanh, hạt sen hay hạt ý dĩ… để chế biến thành các món cháo bổ dưỡng và hấp dẫn. Việc ăn các món đồ nếp sẽ giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể mẹ, giúp thông đường dẫn sữa, kích thích sữa mẹ về nhiều hơn và đặc hơn.
Tuy nhiên mẹ cũng cần lưu ý rằng nếu ăn đồ nếp nhiều có thể khiến cơ thể xuất hiện tình trạng đau bụng, đầy hơi hoặc trào ngược dạ dày. Sở dĩ như vậy vì trong thực phẩm này có chứa chất Amilopectin. Vậy nên dù thích đồ nếp thế nào, mẹ lưu ý chỉ nên ăn ở mức độ vừa phải thôi nhé.
Sau sinh mổ kiêng đồ nếp bao lâu?
Ăn đồ nếp với lượng phù hợp rất tốt với cơ thể của mẹ bỉm. Tuy nhiên sau sinh mổ kiêng đồ nếp bao lâu là hợp lý nhất?
Theo Đông y, gạo nếp có tính ấm và vị ngọt, mang tới cảm giác ấm bụng khi ăn. Tuy nhiên ăn gạo nếp lại có thể gây mưng mủ cho các vết thương hở. Vậy nên nếu mẹ vừa sinh mổ mà ăn đồ nếp sẽ khiến vết mổ dễ sưng mủ, gây nên cảm giác đau đớn, khiến vết thương lâu lành hơn.
Vậy sinh mổ bao lâu ăn nếp được? Về cơ bản những vết mổ sẽ cần chừng 2 tháng để làm lành vết thương bên ngoài.Tuy nhiên với vết mổ ở bên trong, cơ thể mẹ sẽ cần tới 6 tháng mới có thể khôi phục lại trạng thái bình thường. Chính vì vậy, trong khoảng thời gian này, tốt nhất mẹ sinh mổ nên kiêng hoặc hạn chế các món ăn có chứa gạo nếp. Chỉ nên ăn xôi nếp khi vết mổ đã được lành lặn hoàn toàn.
Vậy sau sinh mổ kiêng đồ nếp bao lâu? Câu trả lời còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, ví dụ như tình trạng sức khỏe của mẹ bỉm, cơ địa mẹ bỉm cũng như chế độ dinh dưỡng, chế độ chăm sóc của gia đình dành cho mẹ bỉm đó.
Lưu ý khi cho phụ nữ sinh mổ ăn đồ nếp
Ở trên chắc mẹ cũng đã có câu trả lời về việc sau sinh mổ kiêng đồ nếp bao lâu. Tuy nhiên khi ăn đồ nếp sau sinh mổ, có một số lưu ý mà mẹ nên nắm được như sau:
- Trong tuần đầu tiên sau sinh mổ, mẹ bỉm không nên ăn đồ nếp. Khi này mẹ nên ưu tiên những loại thực phẩm loãng và dễ tiêu hóa như cháo, súp hay các loại rau củ quả. Mẹ nên tránh xa những món đồ ăn cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ.
- Sau khi vết mổ đã lành, mẹ có thể ăn đồ nếp nhưng không nên ăn quá nhiều kẻo gây nặng bụng, khó tiêu và táo bón.
- Mẹ nên có chế độ dinh dưỡng cân bằng, kết hợp nhiều loại thực phẩm khác nhau để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể đồng thời thay đổi khẩu vị, giúp mẹ ăn ngon miệng hơn.
- Trong trường hợp mẹ bỉm ăn xôi và có dấu hiệu đau tại vết mổ, sưng tấy, ra mủ thì nên tới bệnh viện kiểm tra và thăm khám.
Trên đây là những thông tin giúp trả lời cho câu hỏi sau sinh mổ kiêng đồ nếp bao lâu. Hy vọng với chia sẻ này, mẹ sẽ có được chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất với mình, giúp mẹ phục hồi sức khỏe nhanh và hiệu quả.
>> Xem thêm: Sau sinh ăn măng cụt được không? Có nguy hiểm gì tới mẹ và bé không?