Trang chủSau sinhNứt cổ gà khi cho con bú: nguyên nhân và phương pháp điều trị

Nứt cổ gà khi cho con bú: nguyên nhân và phương pháp điều trị

Ngày xuất bản:

Nứt cổ gà khi cho con bú là hiện tượng thường thấy ở nhiều mẹ sau sinh. Chúng gây ra cảm giác đau đớn, dẫn đến một số biến chứng như căng sữa và viêm vú. Thậm chí có một số mẹ phải ngừng việc cho con bú vì nứt cổ gà. Vậy nguyên nhân và phương pháp điều trị hiện tượng này là gì? Các mẹ đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây cùng Coolmom nhé!

1. Nứt cổ gà là gì?

Nứt cổ gà là những vết nứt gây cảm giác đau trên núm vú của mẹ. Hiện tượng này thường xảy ra với các bà mẹ đang trong giai đoạn cho con bú. Nứt cổ gà có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên vú, khiến vú sưng đỏ, nứt nẻ,…

Nứt cổ gà khi cho con bú là hiện tượng thường thấy ở nhiều mẹ

Nếu tình trạng nứt cổ gà trở nên nghiêm trọng hơn, núm vú của mẹ có thể bị chảy máu, lở loét hoặc đóng vảy. Trong giai đoạn này, nếu mẹ không muốn cho con bú hoặc hút sữa vì cơn đau, mẹ có thể phải đối diện với việc căng sữa hoặc viêm vú.

2. Nguyên nhân bị nứt cổ gà khi cho con bú

Nứt cổ gà xảy ra ở 80 – 90% phụ nữ trong giai đoạn cho con bú. Những nguyên nhân gây ra tình trạng này bao gồm:

  • Trong thời kỳ mang thai, vú của mẹ có thể chứa quá nhiều sữa. Lượng sữa dư thừa có thể làm cho mô núm của mẹ căng ra và cuối cùng là bị nứt cổ gà.
  • Cho con bú không đúng kỹ thuật. Thông thường, các vết nứt cổ gà xuất hiện do em bé không ngậm vú đúng cách. Mẹ cần chú ý cách ngậm đúng cách là em bé ngậm trọn núm vú và một phần xung quanh quầng vú.
  • Lạm dụng sử dụng máy hút sữa. Nếu lực hút của máy hút sữa quá cao, mẹ có thể bị đau và nứt núm vú.
Lực hút của máy hút sữa có thể khiến mẹ bị đau và nứt núm vú
  • Ma sát khi vận động. Trong quá trình tập thể dục sau sinh, ma sát tạo ra khi mồ hôi tiếp xúc với quần áo tập có thể khiến núm vú của mẹ bị nứt.
  • Tình trạng da. Các sản phẩm như xà phòng, bột giặt,… có thể chứa các hóa chất gây dị ứng khi chúng tiếp xúc với da của mẹ. Tình trạng chàm da sau sinh cũng có thể khiến da mẹ bị khô và nứt nẻ. Những sự thay đổi về da này có thể gây nứt cổ gà

3. Cách chữa nứt cổ gà khi cho con bú

3.1. Trong quá trình cho con bú

  • Kiểm tra lại tư thế cho con bú và chắc chắn rằng con đang ngậm núm vú của mẹ đúng cách. Để đảm bảo được điều này, mẹ nên chủ động đưa vú của mình vào miệng con.
  • Thay đổi các tư thế bú các nhau. Điều này là thực sự cần thiết bởi chỉ có mẹ mới biết rằng tư thế nào là thoải mái và an toàn nhất đối với bản thân mà con vẫn có thể ăn đủ lượng mỗi bữa.
Thay đổi các tư thế bú khác nhau để mẹ cảm thấy thoải mái mà vẫn đảm bảo bữa ăn của con
  • Làm lạnh vùng núm vú trước khi cho con bú bởi cảm giác lạnh ở vùng này sẽ khiến cơn đau trở nên nhẹ nhàng hơn.
  • Cho con bú hoặc hút sữa thường xuyên để ngăn tình trạng căng sữa. Một bầu ngực căng sữa sẽ khiến em bé khó bú hơn nhiều một bầu ngực mềm mại. Hơn hết, tình trạng căng sữa có thể dẫn đến cơn đau nhức vú, kích ứng và nứt nẻ.
  • Nết vết nứt cổ gà của mẹ trở nên nghiêm trọng hơn, chỉ cho con bú lại đến khi núm vú của mẹ được chữa lành. Khi đó, mẹ phải chấp nhận việc con bú bình và tập trung chăm sóc vết thương đến khi nó lành hẳn.

3.2. Sau khi cho con bú

  • Tách con khỏi núm vú của mẹ thật nhẹ nhàng. Thông thường, con sẽ buông vú khi bú xong hoặc sữa mẹ không còn nữa. Nếu con không chủ động, mẹ hãy thay con làm phần việc này nhé. Hãy nhét ngón út của mẹ vào khóe miệng con để phá vỡ lực hút của con. Khi đó, việc tách con khỏi núm vú của mẹ sẽ dễ dàng hơn.
Tách con khỏi núm vú mẹ thật nhẹ nhàng sau khi ăn
  • Làm sạch núm vú. Sau mỗi lần cho con bú, mẹ hãy rửa sạch núm vú bằng nước ấm, vừa giúp đảm bảo vệ sinh, vừa làm sạch vết thương. Nếu núm vú của mẹ bị tức, mẹ cũng có thể sử dụng nước ấm để giảm cơn đau tức. Lấy một chiếc khăn lau sạch, nhúng vào nước ấm và vắt khô, mát – xa nhẹ nhàng trên núm vú trong vài phút. Động tác này tốn rất ít thời gian mà vẫn mang lại hiệu quả nhất định.
  • Sử dụng áo ngực an toàn. Để ngăn ngừa kích ứng da từ áo ngực, mẹ hãy mua những chiếc áo ngực thoải mái, được làm từ vải tự nhiên và vừa văn với khuôn ngực của mẹ. Bên cạnh đó, mẹ hãy giặt áo ngực thường xuyên bằng bột giặt không mùi nhé. Vì những sản phẩm có mùi thơm có thể chứa các chất gây kích ứng, khó chịu cho mẹ.

Nứt cổ gà khi đang cho con bú không còn là hiện tượng xa lạ đối với những người mẹ. Bằng những cách chữa nứt cổ gà khi cho con bú nêu trên, Coolmom hi vọng rằng mẹ sẽ nhanh chóng chữa lành vết thương. Chúc các mẹ sẽ có sức khỏe sau sinh thật tốt nhé!

Xem thêm: Có nên cho con bú khi bị viêm tuyến sữa không và cần lưu ý điều gì?

ĐỒ SƠ SINH CHÍNH HÃNG

Truy cập website coolmom.vn để mua đồ sơ sinh chính hãng giá cạnh tranh và miễn phí vận chuyển toàn quốc.

CHIA SẺ LÊN MẠNG XÃ HỘI:

Phổ biến

Mẹ nên đọc
Related

Sinh mổ mùa đông và những điều mẹ cần biết

Khác với những mẹ sinh vào mùa hè, sinh...

Phụ nữ sau sinh ăn trứng vịt được không?

Trứng vịt là món ăn phổ biến ở Việt...

Lợi ích khi mẹ ăn rau ngót sau sinh mổ

Rau ngót là loại rau được trồng phổ biến...

Sinh mổ bao lâu hết sản dịch? Dấu hiệu sản dịch bất thường

Sản dịch là hiện tượng sinh lý bình thường...