Không thể phủ nhận rằng mì tôm là một trong những món ăn nhanh được nhiều người Việt ưa chuộng, kể cả đối với các mẹ bầu và sau sinh. Tuy nhiên, khác với người bình thường, mẹ sau sinh cần một chế độ ăn hợp lý, giàu dinh dưỡng để cho con bú. Vậy mẹ sau sinh ăn mì tôm có mất sữa không? Các mẹ hãy cùng Coolmom tìm câu trả lời trong bài viết này nhé.
1. Giá trị dinh dưỡng có trong mì tôm
Thành phần chính của mì tôm là bột mì, chất béo, protein và chất bột đường (carbohydrate). Mỗi gói mì 75 gram sẽ cung cấp khoảng 350 kcal. Nguồn năng lượng này chỉ tương đương với một bữa ăn phụ của chúng ta và không thể thay thế bữa ăn chính; đặc biệt, đối với phụ nữ sau sinh cho con bú, những người cần một lượng lớn dưỡng chất cho cơ thể sau hành trình vượt can gian nan.
Ngoài ra, trong quá trình chế biến, mì gói đã được chiên dầu và thêm vào một số chất phụ gia không tốt cho sức khỏe. Ăn quá nhiều mì tôm sẽ gây ra tình trạng thừa cân, béo phì.
2. Tác hại của mì tôm đối với sức khỏe của mẹ sau sinh
Như đã nói ở trên, mì tôm không đảm bảo đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cho mẹ sau sinh. Không những thế, khi mẹ ăn mì tôm mà cho con bú, thành phần dầu chiên trong gói mì còn có thể gây hại cho em bé. Cụ thể, phụ nữ sau sinh ăn nhiều mì tôm có thể đối mặt với các nguy cơ sau:
- Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: do thành phần mì tôm chứa nhiều muối và chất phụ gia có hại cho sức khỏe, mẹ sau sinh có thể bị rối loạn tiêu hóa, hại thận…
- Nóng trong người: biểu hiện rõ ràng nhất là nổi mụn ở mặt, thậm chí ăn quá nhiều mì gói có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa của da.
- Loãng xương: các thành phần trong mì tôm có thể tăng nguy cơ loãng xương cho mẹ.
3. Mẹ sau sinh ăn mì tôm có mất sữa không?
“Ăn mì tôm có mất sữa không?” là câu hỏi của rất nhiều mẹ sau sinh cho con bú. Các chuyên gia đã khẳng định rằng: Ăn mì tôm KHÔNG gây mất sữa nhưng có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa.
Vì mì gói không cung cấp đủ năng lượng và dưỡng chất, mẹ sau sinh sẽ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến quá trình tạo sữa và chất lượng sữa mẹ. Nếu mẹ ăn ít, sữa mẹ sẽ thiếu chất, còn ăn nhiều không kiểm soát thì sữa sẽ ít dần rồi mất hẳn.
4. Những thực phẩm gây mất sữa cho mẹ
Vậy là các mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi Ăn mì tôm có mất sữa không?, trong phần cuối của bài viết, Coolmom sẽ đề cập thêm những thực phẩm gây mất sữa sau sinh mà các mẹ cho con bú nên tránh.
Xem thêm: Mẹ sau sinh ăn lạc được không?
Dưa cà muối
Dưa cải muối có thể kích thích tiêu hóa rất tốt vì trong dưa muối có chứa nhiều lợi khuẩn và men tiêu hóa. Tuy nhiên, thực phẩm này chỉ có tác dụng khi đã được muối chín và vẫn còn mùi thơm.
Dưa cải xổi có thời gian lên men ngắn nên hàm lượng nitrit còn rất cao, nếu mẹ ăn với tôm cá có thể tăng nguy cơ ung thư vì nitrit sẽ phản ứng với amin bậc hai trong tôm cá, tạo thành nitrosamin – tác nhân gây ung thư. Riêng cà muối, chất solanin trong đó có thể gây ngộ độc cho mẹ.
Hiện nay, chưa có nghiên cứu khoa học cụ thể nào chỉ ra ăn dưa cà muối gây mất sữa ở mẹ sau sinh. Nhưng trên thực tế, rất nhiều mẹ bị giảm sữa hoặc mất sữa hoàn toàn sau khi ăn loại thực phẩm này.
Rau gia vị: tỏi ớt, mùi tây, bạc hà, lá lốt…
Tương tự như dưa cà muối, thực tế chỉ ra rất nhiều trường hợp bị mất sữa sau khi ăn các loại gia vị, rau thơm quen thuộc này. Riêng tỏi và ớt có tính nóng, không chỉ gây mất sữa mà còn có một số ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của mẹ (táo bón, mụn nhọt, nóng trong…)
Măng
Các mẹ bầu và mẹ sau sinh tuyệt đối không được ăn măng vì trong thực phẩm này có thành phần xyanua – một loại chất độc có thể gây dị ứng, ngộ độc, thậm chí tử vong.
Măng nếu được chế biến kĩ với ớt cay có thể giảm bớt độc tính, nhưng mẹ ăn vào sẽ nhanh mất sữa.
Các loại rau Hàn Quốc: lá dâu tằm, bắp cải, mướp đắng…
Chườm nóng bắp cải lên bầu ngực là một phương pháp chữa tắc tia sữa rất hiệu quả. Tuy nhiên, nếu ăn trực tiếp loại rau này, mẹ có thể bị tổn thương tỳ vị, ảnh hưởng đến việc lưu thông khí huyết và chất dinh dưỡng, làm giảm tiết sữa mẹ.
Lá dâu tằm và mướp đắng cũng được xếp vào nhóm các thực phẩm gây mất sữa cần tránh.
Thực phẩm chứa caffeine: Cà phê, sô cô la, trà xanh…
Một lượng nhỏ caffeine trong cà phê, lá trà xanh và sô cô la sẽ đi vào sữa mẹ. Trẻ uống sữa mẹ không thể phân hủy và đảo thải caffeine ra ngoài, mà sẽ tích tụ lại bên trong cơ thể khiến trẻ hay quấy khóc, bứt rứt và khó ngủ.
Hơn thế nữa, caffeine gây ra tình trạng đau đầu, khó tiêu, mất ngủ, ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa mẹ. Lâu dài có thể làm mẹ mất sữa tạm thời hoặc vĩnh viễn.
Đồ uống có ga, có cồn
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng nếu mẹ uống một ly nước uống có ga trước khi cho con bú 4 giờ, lượng sữa tiết ra sẽ giảm 20% so với bình thường. Nếu trẻ uống sữa chứa cồn và ga, con sẽ bị chậm phát triển các kĩ năng vận động thô hơn so với các trẻ khác.
Nhiều người cho rằng uống bia có thể tăng lượng hormone tạo sữa prolactin. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa được khoa học kiểm chứng nên các chuyên gia vẫn khuyên phụ nữ mang thai và cho con bú không nên sử dụng loại đồ uống này.
Thực phẩm chiên rán
Đồ ăn chiên rán chứa nhiều mỡ động vật có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ. Cụ thể, nếu thực đơn ăn uống của mẹ sau sinh chứa quá nhiều chất béo, các phân tử chất béo sẽ đông lại làm tắc ống dẫn sữa và có thể dẫn đến mất sữa sau này. Ngoài ra, mỡ động vật chứa nhiều axit béo no, tạo ra cholesterol trong máu, gây áp lực lên hệ tuần hoàn, khiến mẹ tăng cân mất kiểm soát.
Như vậy, các mẹ đã được Coolmom giải đáp câu hỏi Mẹ sau sinh ăn mì tôm có mất sữa không? Cũng như giới thiệu các thực phẩm tăng nguy cơ mất sữa cho mẹ. Nhìn chung, mì tôm và các thực phẩm trên chứa rất nhiều chất độc hại nên dù người bình thường hay mẹ đang cho con bú cũng nên hạn chế sử dụng. Chúc các mẹ có thật nhiều sức khỏe và nguồn dinh dưỡng tốt trong hành trình nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ!
>>> Tham khảo thêm: Thực đơn cho mẹ sau sinh mổ trong 7 ngày