Rạn da là tình trạng thường gặp ở mỗi người mẹ khi mang thai. Bởi đây là thời điểm mà da mẹ liên tục đàn hồi, căng ra theo sự phát triểm của em bé trong bụng. Vậy làm sao để mẹ tránh được tình trạng này? Nếu tình trình trạng này xảy ra, mẹ sẽ có những bí kíp trị rạn da như thế nào là an toàn và phù hợp nhất? Trong bài viết này, Coolmom sẽ giải đáp tất cả những câu hỏi đó.
1. Rạn da là gì? Nguyên nhân gây rạn da?
Rạn da là những vệt nhỏ, lõm trên da, thường xuất hiện ở vùng bụng, mông, đùi, ngực của mẹ. Các vết rạn da ban đầu có màu hồng, nâu đỏ, tím hoặc nâu sẫm tùy thuộc vào màu da của mẹ.
Rạn da có thể xuất hiện bất cứ lúc nào khi mẹ mang thai. Tuy nhiên, chúng có thường xuất hiện từ tháng thứ 6 của thai kỳ trở đó. Đây là thời điểm da bụng của mẹ thực sự bắt đầu căng ra để thích nghi với sự phát triển của em bé.
Hơn nữa, lượng Hormone cortisol tăng trong thai kỳ của mẹ làm suy yếu các sợi đàn hồi trên da. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây tình trạng rạn da ở mẹ.
2. Những yếu tố khiến mẹ dễ gặp tình trạng rạn da
Đối với phụ nữ, dậy thì và mang thai là hai giai đoạn dễ xuất hiện các vết rạn da nhất. Dưới đây là một số yếu tố khiến mẹ dễ gặp phải tình trạng rạn da hơn:
- Tăng cân khi mang thai. Khi mang thai, việc kiểm soát cân nặng của mẹ là vô cùng quan trọng. Nếu cân nặng tăng lên quá nhanh sẽ khiến vùng ngực và bụng to lên nhanh chóng. Đây là những vị trí mà mẹ dễ bị rạn da hơn cả.
- Di truyền. Di truyền đóng một vai trò lớn trong việc quyết định ai có nhiều khả năng bị rạn da nhiều hơn.
- Màu da. Màu da của mẹ cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển các vết rạn da. Những người mẹ có làn da sẫm màu có xu hướng bị rạn da nhiều hơn người mẹ có làn da sáng màu.
- Tình trạng da. Việc mẹ có bị rạn da hay không phụ thuộc và tình trạng của các sợi đàn hồi trên da, sự thay đổi tế bào và sự tăng sinh Collagen của mẹ.
3. Bí kíp trị rạn da khi mang thai
Để duy trì và bảo vệ làn da của mình khi mang thai, mẹ có thể thực hiện môt số bí quyết chống rạn da cho bầu sau:
- Uống đủ nước. Nước giữ cho tất cả các tế bào của chúng ta khỏe mạnh. Giữ đủ nước chắc chắn sẽ góp phần tăng cường sức khỏe làn da của mẹ. Trong thai kỳ, mẹ hãy uống nhiều nước hơn nhé!
- Chế độ ăn uống lành mạnh. Một chế độ ăn uống lành mạnh để giữ cho làn da của mẹ khỏe mạnh và đàn hồi tốt là chế độ ăn giàu Vitamin C, A, D và kẽm. Một số thực phẩm giàu các chất dinh dưỡng này bao gồm:
- Bơ
- Quả óc chó
- Khoai lang
- Các loại cá béo như: cá hồi,…
- Bông cải xanh
- Cà chua
- Ớt chuông đỏ hoặc vàng
Một chế độ ăn uống lành mạnh không chỉ giúp mẹ duy trì làn da khỏe mạnh mà còn giúp mẹ tăng cân thích hợp trong cả quá trình mang thai. Tăng cân quá mức không phải là điều lý tưởng nếu mẹ không muốn các vết rạn da xuất hiện.
- Tập thể dục thường xuyên. Tập thể dục rất tốt cho tất cả mọi người, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Quá trình tập thể dục sẽ giúp mẹ có một nguồn cơ tốt để ngăn ngừa sự đứt gãy của các sợi Collagen trong da của mẹ. Nó cũng giúp cải thiện lưu thông mái, giúp cả thiện sức khỏe tổng thể của làn da của mẹ. Ngoài ra, tập thể dục còn có thể giúp mẹ rút ngắn các cơn chuyển dạ sau này nữa nhé!
- Dưỡng ẩm cho làn da. Ngoài việc cung cấp đủ nước, mẹ có thể sử dụng các loại kem, dầu tự nhiên như dầu dừa, bơ hoặc ca cao để giúp da không bị khô và cải thiện độ đàn hồi.
- Xoa bóp những vùng da dễ bị rạn khi mang thai. Khi dưỡng da, mẹ có thể kết hợp mát – xa, xoa bóp những vùng da dễ bị rạn nhất là bụng, ngực, hông và đùi. Mát – xa có thể cải thiện lưu thông máu và kích thích các tế bài nguyên sợi giúp sản xuất Collagen và Elastin, những Protein giữ cho làn da của mẹ có độ đàn hồi.
4. Bí kíp trị rạn da sau sinh
Việc chăm sóc và bảo vệ làn da khi mang thai là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, vì một vài nguyên nhân nào đó, nhiều người mẹ vẫn gặp phải tình trạng rạn da sau sinh. Để loại bỏ các vết rạn này, mẹ có thể thực hiện một số phương pháp sau:
- Dùng thuốc bôi ngoài da Retin-A. Retin-A giúp xây dựng lại Collagen trong da của mẹ một cách từ từ và ổn đinh. Nhưng có một lưu ý rằng, khi mẹ đang mang thai hoặc cho con bú, loại kem có chứa tretinoin sẽ gây ảnh hưởng tới em bé.
- Liệu pháp Laser. Đây là liệu pháp được nhiều mẹ áp dụng và mang lại hiệu quả nhất định. Khi áp dụng phương pháp này, mẹ có thể cải thiện 20 – 60% vết rạn và cần duy trì điều trị trong vài tuần.
Trên đây chính là một số bí kíp trị rạn da an toàn mà mẹ có thể áp dụng. Tuy nhiên, mẹ cần biết rằng các vết rạn da thực sự không bao giờ biến mất hoàn toàn. Theo thời gian, chúng sẽ mờ dần từ những vệt màu đỏ tím đậm sang màu bạc hoặc trắng. Mẹ hãy duy trì chế độ ăn uống cân bằng và tận hưởng những điều tốt đẹp nhất mà thai kỳ mang lại.
Xem thêm: Một số cách cải thiện vòng một sau sinh